Hiện tượng gà thay lông – Cách chăm sóc người nuôi cần biết

Hiện tượng gà thay lông rất dễ nhận biết. Ở giai đoạn thay lông, sức khỏe của gà có thể trở nên yếu đi. Vì vậy mà các sư kê cần chú ý chăm sóc hơn để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của gà sau khi thay lông xong. Cùng dagatructiepthomo tìm hiểu về hiện tượng thay lông ở gà và cách chăm sóc chúng chi tiết nhé!

Hiện tượng thay lông ở gà là gì?

Gà thay lông là một hiện tượng tự nhiên trong chu trình phát triển của chúng. Bất cứ một giống gà nào cũng phải trải qua quá trình này để có thể phát triển bình thường. Kể cả là gà nuôi thịt hay gà đá cũng sẽ có giai đoạn thay lông theo quá trình trưởng thành. Thậm chí những con gà nào không có hiện tượng thay lông thì chắc chắn đang có vấn đề về sức khỏe.

Gà chọi thay lông
Gà chọi thay lông

Ở giai đoạn thay lông, gà sẽ xuất hiện những đặc điểm khác so với quá trình thường. Cụ thể sức khỏe của gà ở giai đoạn này sẽ yếu đi. Nếu không được chăm sóc kỹ có thể ảnh hưởng đến thể lực sau này. Đặc biệt với gà đá thì việc chăm sóc chúng ở giai đoạn thay lông là cực kỳ quan trọng.

Đặc điểm giai đoạn gà khi thay lông

Sau đây là một số đặc điểm ở gà trong giai đoạn thay lông. Sư kê có thể coi đây là dấu hiệu nhận biết hiện tượng này để kịp thời thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập cho gà chiến nhé!

Thời gian gà thay lông là khi nào?

Gà không thay lông 1 lần duy nhất trong đời. Chúng sẽ thay lông nhiều lần trong suốt vòng đời phát triển của mình. Thời điểm thay lông thường thấy ở gà là vào cuối hạ đầu thu.

Quá trình này có thể kéo dài từ 2 – 3 tháng. Vào những ngày đầu thu, thời tiết dần chuyển lạnh nên gà cần thay đổi một bộ lông mới để giúp chúng giữ ấm cơ thể. Kết quả sau giai đoạn thay lông chính là một bộ lông mới óng mượt và dày dặn hơn.

Đặc điểm của gà khi thay lông

Khi gà thay lông, sư kê có thể nhận biết bằng mắt thường. Dấu hiệu để nhận biết gà bắt đầu thay lông như sau:

  • Đầu tiên là thay lông cổ. Lông cổ sẽ rụng xuống trước, sau đó lan dần sang cánh rồi xuống ức và đuôi.
  • Lông tơ rụng dần, thay vào đó là những chiếc lông dày và cứng cáp hơn.
  • Bô lông của gà trở nên dày hơn so với bộ lông cũ.
  • Sức khỏe của gà trở nên yếu đi.
Gà thay lông là hiện tượng thường gặp
Gà thay lông là hiện tượng thường gặp

Cách chăm sóc gà khi thay lông đúng kỹ thuật

Để có hướng chăm sóc gà hợp lý trong giai đoạn thay lông, sư kê cần nắm rõ các bí quyết sau:

Chế độ dinh dưỡng

Ở giai đoạn gà bắt đầu thay lông, nên cho gà nghỉ ngơi, không tham gia các bài tập tốn nhiều năng lượng. Về chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của một gà chọi trưởng thành thay lông gồm có: giảm ⅓ lượng thóc lúa ăn mỗi ngày, tăng cường rau xanh, giá đỗ, tăng cường mồi và lạc để bổ sung protein (3 ngày bổ sung 1 lần). Chú ý nếu thấy gà ăn sỏi nhiều sư kê nên áp dụng biện pháp tăng cường tiêu hóa ngay lập tức.

Hỗ trợ bằng bấm hoặc nhổ lông

Để kích thích quá trình thay lông diễn ra nhanh chóng, sư kê có thể áp dụng thêm phương pháp bấm, nhổ lông. Anh em nên hỗ trợ gà thay lông bằng cách rút 3 lông ở đầu mỗi bên cánh và  2 lông chúa.

Tắm lông

Khi lông mới bắt đầu mọc thì nên hạn chế tắm cho gà vì lúc này lông vẫn còn khá yếu. Vào giai đoạn khô lông, 1 tuần tắm 1 lần cho gà. Nên chọn những ngày trời nắng ấm áp để gà không bị nhiễm lạnh.

Không cho đạp mái

Như đã phân tích ở trên, gà khi thay lông có sức khỏe, thể lực kém hơn bình thường. Vì vậy mà không nên cho gà đạp mái. Nếu thể lực bị tiêu hao sẽ khiến gà dễ sinh bệnh và không thể phục hồi thể lực sau quá trình thay lông.

Chế độ chăm sóc gà khi thay lông dành riêng cho gà chọi

Đối với gà chọi, chế độ dinh dưỡng cũng áp dụng theo khẩu phần đã nêu ở trên. Ngoài ra, ở giai đoạn đang ra lông, sư kê nên cho gà uống dầu cá 2 ngày 1 viên. 1 tuần cho gà ăn 1 quả trứng cút và 1 miếng thịt nạc nhỏ.

Gà khi đã thay lông xong cần được tỉa bớt lông ở đầu, cổ để thoáng mát hơn. Lúc này, hãy cho gà quay lại chế độ luyện tập để tăng cường thể lực và sức bền.

Cách chăm sóc gà có hiện thay lông
Cách chăm sóc gà có hiện thay lông

Một số câu hỏi liên quan đến việc chăm sóc gà thay lông

Dưới đây là một số các câu hỏi liên quan đến việc gà thay lông từ phía người nuôi, cụ thể đó là:

Nên để gà thay lông tự nhiên hay dùng thuốc kích mọc lông?

Nếu có chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý thì quá trình thay lông ở gà vẫn diễn ra bình thường. Trên thực tế, gà thay lông tự nhiên vẫn có thể lực tốt và sức chiến đấu khỏe. Thay lông là một hiện tượng tự nhiên nên hãy để nó diễn ra theo một cách tự nhiên nhất nhé!

Có nên để gà đi đá giai đoạn đang thay lông không?

Thay lông là một giai đoạn khá nhạy cảm. Gà ở giai đoạn này có sức khỏe yếu và cần nhiều dưỡng chất hơn. Chính vì vậy mà bạn không nên cho gà đi đá khi chúng đang thay lông nhé!

Cần chú ý gì về chuồng nuôi cho gà khi thay lông?

Bạn nên nuôi gà trong bội trong suốt khoảng thời gian chúng thay lông. Hãy dùng bạt để che quanh lồng. Điều đó giúp cản gió cho gà khỏi bị lạnh. Đồng thời giúp hạn chế được việc gà thụt cổ ra kẽ bội làm lông bị rụng ra.

Một số câu hỏi liên quan đến việc chăm sóc gà khi thay lông
Một số câu hỏi liên quan đến việc chăm sóc gà khi thay lông

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến gà thay lông mà bạn cần biết. Quá trình thay lông của gà đòi hỏi cần nhiều năng lượng. Chính vì vậy, bạn hãy áp dụng các bí quyết chăm sóc gà chọi thay lông trên đây để chăm sóc cho chiến kê khỏe mạnh nhé!

Secured By miniOrange