Gà ỉa phân trắng có nguy hiểm không? Hướng dẫn điều trị

Trong quá trình chăn nuôi gà bà con sẽ dễ bắt gặp được tình trạng gà ỉa phân trắng. Tỷ lệ chết của loại bệnh này khá cao, nếu bà con không chữa trị kịp thời. Cách điều trị gà ỉa phân trắng là gì? Để tìm hiểu rõ loại bệnh gà ỉa phân trắng, mời bà con theo dõi bài viết dưới đây!

Nguyên nhân gà ỉa phân trắng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh gà ỉa phân trắng. Quá trình ấp trứng không đảm bảo như không đủ nhiệt độ, thiếu oxy cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh này ở gà.

Khi gà đã nở, vận chuyển gà trong điều kiện thời tiết mưa, gió, bất lợi… khiến gà bị nhiễm lạnh và là nguy cơ gây bệnh gà ỉa phân trắng.

Ngoài các nguyên nhân trên, khi gà mới nở và sống trong điều kiện không đủ ấm, cơn gió bất chợt cũng sẽ khiến gà mắc bệnh.

Cũng có nhiều trường hợp gà ỉa phân trắng, đó là biểu hiện của gà bị bệnh lỵ do một loại vi khuẩn Salmonella gây ra, được truyền từ phôi trứng sang gà con. Đây là loại  bệnh cần nhanh chóng điều trị, nếu không sẽ lây lan ra cả đàn.

Gà ỉa phân trắng
Gà ỉa phân trắng

Triệu chứng gà ỉa phân trắng dễ nhận biết nhất

Bệnh gà ỉa phân trắng có thể do gà mắc bệnh thương hàn, E Coli hoặc tụ huyết trùng, bà con cần quan sát chú ý kỹ để nhận biết dấu hiệu gà mắc bệnh

Gà ỉa phân trắng do bị thương hàn

Mỗi lứa tuổi gà khi mắc bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau:

Đối với gà con (từ 1-3 tuần tuổi)

Ủ rũ, ít vận động, mắt lim dim, kêu liên tục, bỏ ăn, bỏ uống, xệ cánh, đứng thành đàn. Kèm theo tiêu chảy, phân lỏng, có mùi hôi thối, màu vàng xanh. Sau đó, phân có màu trắng như vôi và dính quanh hậu môn, bụng chướng và sưng lên khiến gà chết nhanh.

Đôi khi bạn sẽ thấy triệu chứng phù nề ở khớp ống chân – cổ chân. Tỷ lệ tử vong là 70 – 100% ở thể cấp tính.

Đối với gà lớn

Thường bị tiêu chảy, phân xanh nhạt, khát nước, mào nhợt nhạt. Gà mái bị bệnh ứ nước do viêm buồng trứng và viêm phúc mạc, bụng gà chậm đẻ. Gà ốm, giảm ăn, gầy sút. Với gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm, ống dẫn trứng và buồng trứng bị viêm, nang trứng dị dạng. Bệnh ở gà trống chủ yếu là viêm đài bể thận.

Do bệnh Ecoli

Biểu hiện chung của bệnh: gà mềm nhũn, gầy, ủ rũ, xù lông, khó thở, tiêu chảy phân trắng, và nhiều nước, viêm khớp, đi đứng không vững. Đầu và cổ lắc lư, bệnh nặng dẫn đến bại liệt hoặc viêm da và chết hàng loạt trong vòng 5 ngày kể từ khi phát bệnh.

Đối với gà trưởng thành, do có sức đề kháng tốt nên tỷ lệ chết thấp hơn, gà đẻ trứng tỷ lệ đẻ giảm nhanh, biếng ăn, hốc hác, viêm khớp, bại liệt.

Triệu chứng gà ỉa phân trắng
Triệu chứng gà ỉa phân trắng

Do bệnh tụ huyết trùng

Xuất hiện ở gà 2 tháng tuổi, phổ biến nhất là thể cấp tính với các triệu chứng sau: Gà sốt cao 42 – 43 độ C, biếng ăn, xù lông, miệng chảy nhớt, có bọt và máu, nhịp thở tăng. Phân gà lỏng, nhầy, hơi loãng, màu trắng sau chuyển sang xanh hoặc nâu. Mào gà tím tái do tụ máu, thở khó khăn, cuối cùng gà chết vì ngạt thở.

Cách điều trị gà ỉa phân trắng hiệu quả

Đầu tiên người chăn nuôi  cần xác định nguyên nhân gây ra phân trắng  ở gà với sự trợ giúp của bác sĩ thú y. Các bệnh thương hàn, E.coli, tụ huyết trùng đều do vi khuẩn gây ra nên có thể dùng kháng sinh mẫn cảm với vi khuẩn gây bệnh để điều trị theo hướng dẫn:

Cách chữa gà ỉa phân trắng do bệnh Ecoli

Nguyên nhân xuất phát từ bệnh Ecoli thì việc chữa trị không khó. Bà con chỉ cần đến phòng khám thú y mua thuốc Florfenicol và Doxycyclin về cho gà uống. Liều lượng và cách dùng được hướng dẫn rõ ràng và chi tiết trên bao bì. Cần đọc kỹ và sử dụng đúng cách để có kết quả tốt nhất.

Chữa ký sinh trùng trong máu

Sử dụng T Coryzin kết hợp với T Animal Influenza và Super Vitamin, kèm theo giải độc gan, thận. Một ngày cho gà uống 1 lần và mỗi lần sẽ pha theo liều lượng 20g mỗi loại cho 100kg gà. Dùng liên tục 4 ngày gà hết bệnh.

Điều trị gà ỉa phân trắng do mắc bệnh Newcastle

Bệnh Newcastle được coi là một căn bệnh, nhưng không có thuốc đặc trị. Thông thường khi gà mắc bệnh này chỉ cần cho gà ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Lưu ý phải cách ly chuồng riêng vì bệnh này rất dễ lây lan.

Cách điều trị gà ỉa phân trắng
Cách điều trị gà ỉa phân trắng

Phương pháp phòng bệnh cho gà ỉa phân trắng

Vào thời điểm chuyển mùa nên cho gà uống kháng sinh từ 3-5 ngày để phòng bệnh. Có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau: AMOX WSP, MEBI-AMPICOLI, TERRA-NEOCIN. Trong thời gian ủ bệnh, mỗi tuần dùng một đợt kháng sinh 2 ngày để phòng bệnh. Ngoài ra bà con cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Sát trùng kỹ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, lò ấp trứng.
  • Kiểm tra toàn đàn gà giống bằng phản ứng huyết thanh để loại bỏ gà mang mầm bệnh
  • Nuôi cách ly gà con với gà lớn.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin để gà con có sức đề kháng và phát triển khỏe mạnh hơn.

Kết luận

Hy vọng từ những thông tin chúng tôi chia sẻ đã giúp bà con hiểu rõ về loại bệnh gà ỉa phân trắng. Bà con nên chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của gà thường xuyên để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Secured By miniOrange