Có nên nuôi gà chân cua? Cách huấn luyện gà chọi chân cua

Gà chân cua chắc hẳn khá mới mẻ với nhiều tay chơi gà, bởi sự xuất hiện của dòng gà này không nhiều. Thường thì những loại gà này được đánh giá không cao trên đấu trường và sẽ bị loại ngay khi đúc. Đương nhiên vẫn có nhiều trường hợp gà đá chân cua mang lại nhiều chiến tích cho chủ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loại gà độc lạ này qua bài viết sau.

Khái niệm gà chân cua là gì?

Gà chân cua hay gà đá chân cua không phải là tên của một giống gà, đây là cách gọi thông qua đặc điểm hình thể độc đáo trên cơ thể chúng. Những chú gà này rất dễ để nhận biết, cụ thể là những ngón chân của chúng bị khoèo sang 2 bên, thoạt nhìn thì giống như những con cua vậy.

Nguyên nhân chân gà bị cong là do cấu trúc của các khớp xương tại phần chân, dẫn đến khả năng giữ thăng bằng của chúng khá kém. Đối với gà chân cua thì ngay cả việc đứng thằng hay thậm chí là di chuyển cũng gặp trở ngại chứ đừng nói gì đến việc ra trường, tham gia đá gà trực tiếp.

Gà chân cua là tên gọi chỉ đặc điểm chân của gà
Gà chân cua là tên gọi chỉ đặc điểm chân của gà

Gà chân cua có thể tham gia đấu gà tại các đấu trường không?

Vì vấn đề giữ thăng bằng kém nên nhiều anh em nhận định rằng gà chân cua không hề có khả năng chiến đấu. Vì vậy mà chúng được cho vào danh sách những cá thể gà không nên nuôi. Đơn giản như trong quá trình chiến đấu đá gà cựa dao chúng có thể bị ngã liên tục. Tuy nhiên không phải tất cả các chú gà sở hữu chân cua đều như vậy.

Yếu tố thẩm mỹ khi lên đấu trường của gà chân của

Về yếu tố thẩm mỹ thì gà chân cua không được đánh giá cao. Nhìn chúng chẳng khác gì gà chọi bị dị tật bẩm sinh. Đây cũng được xem là điểm trừ lớn nhất của dòng gà này, khiến nhiều sư kê không muốn chọn khác với gà chân chì được săn đón.

Chiến kê xếp vào hàng ngũ “Có tật ắt có tài”

Đối với dòng gà đá sở hữu các ngón chân thường hướng thẳng, khi tung đá về phía đối thủ sẽ có khả năng gây sát thương không cao, thường thì chúng cần phải trợ lực từ các vũ khí như cựa sắt.

Nhưng đối với dòng gà này thì khác, nếu như chúng thuần thục với những cú đá vẹo sang 1 bên, phần ngón chân bị ngoẹo sẽ là lợi thế độc nhất để trúng vào tử huyệt của đối thủ nguy hiểm không thua kém gì gà chọi mu lưng. Tuy nhiên, muốn biến nhược điểm này trở thành vũ khí chí mạng, việc thuần dưỡng là không hề dễ dàng.

Một số gà chân cua được đánh giá cao bởi đòn đá độc lạ
Một số gà chân cua được đánh giá cao bởi đòn đá độc lạ

Chân cua đi với vảy hiếm chắc chắn không nên bỏ qua

Với những chiến kê sở hữu chân cua và đi kèm với vảy tài sẽ là những chú gà chọi được đánh giá cao. Chúng được cho là những chiến binh có tật – có tài khi có lực đá khá tàn độc, lối đá khiến cho đối thủ không thể lường trước.

Do đó khi anh em sở hữu một con gà chân cua cũng đừng vội bỏ. Cứ để nuôi lớn cho đến khi trưởng thành, cơ thể phát triển toàn diện thì kiểm tra vảy, màu lông, mắt,… chủ yếu là tướng tá bên ngoài. Lúc này thì anh em hãy quyết định có nên đầu tư vào chúng hay không.

Một số lưu ý khi nuôi gà chân cua dành cho người có đam mê

Như đã nói ở phía trên thì gà chân cua gặp vấn đề về việc giữ thăng bằng. Thế nên các sư kê chỉ cần khắc phục yếu tố này là được. Anh em hoàn toàn có thể áp dụng một số bài tập hiệu quả như tập chuồng bay, chuồng nhảy, đeo tạ vào chân gà,… để khắc phục.

Thời gian đầu khi gà đã đứng được và có thể tự ăn

Thời gian đầu sẽ hơi khó cho các tay luyện kê, hiệu quả cũng không quá rõ ràng ngay, nhưng tất nhiên kiên trì thì ắt hẳn sẽ thành công. Bên cạnh đó, các sư kê cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng khi nuôi loại gà chọi này. Tùy từng giai đoạn mà anh em áp dụng khẩu phần cho phù hợp.

Trong giai đoạn phát triển cơ thể, anh em có thể cho gà ăn các thực phẩm bổ sung canxi. Tăng khả năng hình thành và phát triển cơ xương cho gà. Tập cho chúng ăn một số loại ngũ cốc và thức ăn thô để có thể có thân hình săn chắc.

Thời gian đầu cần bổ sung dinh dưỡng cho gà
Thời gian đầu cần bổ sung dinh dưỡng cho gà

Giai đoạn huấn luyện khi gà đã trưởng thành

Khi gà chân cua đã trưởng thành rồi thì giảm khẩu phần ăn lại, đưa vào một chế độ huấn luyện nhất định. Ngoài các loại hạt thô như thóc, gạo hay rau xanh thì phải bổ sung thêm mồi để tăng sung – tăng pin cho chiến kê. Quan trọng nhất là phải luyện được kỹ thuật giữ thăng bằng, áp dụng luyện tập để cơ thể săn chắc, tăng lực cho những đòn đánh,…

Tập trung cho việc luyện tập giữ thăng bằng

Cách nuôi dưỡng gà chân cua không quá biệt so với các dòng gà đá khác. Vì vậy mà những cao thủ chơi gà thường chỉ tập trung sâu hơn vào khâu huấn luyện cho chúng. Đặc biệt là huấn luyện và khắc phục tình trạng giữ thăng bằng, chỉ có như vậy thì mới không sợ gà không có cơ hội giành chiến thắng.

Hiện nay có rất nhiều yếu tố để hình thành nên một chú gà chọi hay như lối đá, độ bền hay thậm chí là đòn đánh độc lạ, tung cước đá đẹp, do đó anh em đừng vội từ bỏ quá sớm.

Kết luận

Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ thông qua bài viết này, đã mang đến cho anh em cái nhìn rõ hơn về loại gà chân cua. Việc đúc gà với đôi chân kỳ lạ này không hẳn là thất bại, vì anh em hoàn toàn có thể biến chúng thành một chiến kê xuất sắc nhờ vào quá trình luyện tập và chăm sóc cẩn thận.

Secured By miniOrange