Gà bị sưng mắt có thể đến từ nhiều nguyên nhân, thông thường là do môi trường chăn nuôi mà bạn sử dụng đang bị ô nhiễm hoặc gà bị nhiễm bệnh. Tùy vào từng dấu hiệu gà khác nhau sẽ có cách điều trị phù hợp. Chi tiết cách chữa bệnh và phòng ngừa hiệu quả, cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin.
Gà bị sưng mắt là do đâu?
Triệu chứng gà bị sưng mắt thường đến từ 2 nguyên nhân chính, đầu tiên là do gà nhiễm các bệnh có triệu chứng sưng mắt. Ví dụ như Coryza, CRD hay APV,… Nguyên nhân còn lại là do tác động của môi trường chăn nuôi, dẫn đến khả năng ô nhiễm, bụi bẩn hay ẩm ướt dễ dàng tác động khiến mắt của gà bị tổn thương.
Trường hợp gà có biểu hiện sưng mắt thì người nuôi cần phải xem thật kỹ các triệu chứng đi kèm, nhằm xác định bệnh chính xác. Nếu trường hợp gà chỉ bị sưng mắt thì các biện pháp chữa trị sẽ dễ dàng hơn. Trường hợp gà bị bệnh kèm triệu chứng sưng mắt, cần phải tìm ra nguồn bệnh và chữa trị để triệt tiêu chúng hoàn toàn.
Các trường hợp bị sưng mắt ở gà
Để đảm bảo cho các biện pháp chữa trị chính xác, người nuôi cần phân chia cụ thể các trường hợp sưng mắt ở gà. Từ đó tìm ra nguyên nhân, từ đó mới có phương pháp phòng chữa bệnh chính xác nhất.
Gà bị sưng mắt có bã đậu
Trường hợp gà sưng mắt và có bã đậu, khả năng cao là đang mắc phải chứng viêm mắt do vi khuẩn Chlamydia. Các triệu chứng nhẹ như đau mắt, mở mắt lim dim hay chảy nước mắt, đến thời điểm bệnh nặng sẽ xuất hiện bã đậu hoặc gà bị sưng mắt có bọt rất dễ nhận biết.
Khi nặng hơn, mắt của gà sẽ sưng to và có mủ rất nguy hiểm. Lúc này người nuôi cần tiến hành điều trị ngay để tránh ảnh hưởng thị giác hoặc gây hoại tử mắt.
Sưng mắt và sưng nguyên đầu
Gà bị sưng mắt và phù nguyên phần đầu, khả năng cao là gà bị bệnh Coryza hay còn gọi là bệnh phù đầu gà. Các triệu chứng đi kèm như viêm giác mạc có kén, phù nề và mắt có dịch nhầy.
Gà bị sưng mắt và chảy nước mũi
Khi gà sưng mắt, chảy nước mũi thì khả năng cao là chúng đã nhiễm bệnh viêm hô hấp CRD hoặc viêm mắt. Loại bệnh này gây ra tình trạng gà sưng mắt, hai mí mắt sụp và không thể mở mắt. Kết hợp với tình trạng chảy nước mũi và xuất hiện dịch nhầy trong họng kèm theo chứng gà ũ rủ xệ cánh.
Ngoài các trường hợp trên, gà bị giun sán cũng là một trong nguyên nhân chính gây sưng mắt ở gà. Những con sán ban đầu chỉ ở trong hệ tiêu hóa, dần dần lên mắt gà khiến bộ phận này bị sưng tấy. Trường hợp này người nuôi cần sử dụng thuốc tẩy giun và có một số biện pháp điều trị cụ thể.
Cách điều trị hiệu quả nhất cho gà
Khi nhận biết gà đang mắc bệnh sưng mắt, đối với các giống gà chọi sử dụng để đá gà trực tiếp Thomo người nuôi nên có các biện pháp điều trị kịp thời. Hướng điều trị thông thường phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh của gà. Thường sẽ chia làm hai giai đoạn như sau:
Giai đoạn gà bệnh nhẹ
Biểu hiện của gà bị sưng mắt ở mức độ nhẹ có thể là chỉ mới sưng một bên mắt, bị sưng mắt nhẹ và vẫn có thể nhìn thấy hay chảy nước mắt.
Ở giai đoạn này, nên sử dụng kháng sinh để trị bệnh cho gà. Người nuôi nên lựa chọn các loại kháng sinh có tác dụng với E.Coli, tiến hành cho gà uống kháng sinh trong vòng 7 ngày và theo dõi sát sao quá trình chữa trị.
Bổ sung các chất điện giải, chất dinh dưỡng thêm cho gà, quan sát gà sau quá trình cho uống kháng sinh để biết được tốc độ phục hồi, xử lý các tình huống gà bị phản ứng ngược với thuốc.
Đối với giai đoạn gà đã bệnh nặng
Giai đoạn này gà có dấu hiệu như sưng 2 mắt, mắt có mủ hay không thể nhìn. Nghiêm trọng hơn là hai mắt luôn nhắm nghiền và sưng cả mặt. Khi gà nằm trong giai đoạn bệnh nặng nên sử dụng các thuốc tăng kháng sinh và bổ sung chất điện giải.
Tuy nhiên cần tăng liều lượng và thời gian sử dụng thường xuyên hơn. Ví dụ thông thường tiêm kháng sinh cho gà 1 ngày 1 lần, thì trong giai đoạn gà bệnh nặng có thể tăng cường độ lên 3 lần/ ngày.
Tách đàn và theo dõi từng cá thể gà để điều chỉnh tần suất tiêm kháng sinh cho từng con, đảm bảo gà có thể hấp thụ kháng sinh tối đa.
Phòng tránh gà bị đau sưng đơn giản
Khi để gà bị sưng mắt sẽ có nhiều hệ quả, thời gian điều trị và phục hồi khá lâu nên cần có biện pháp phòng chống, hỗ trợ quá trình nuôi dưỡng và sinh trưởng nhanh hơn, giảm thời gian chăm sóc và chi phí nuôi gà.
Kiểm soát và lựa chọn lớp lót hợp lý
Đối với lớp lót chuồng, đây là môi trường giúp cho giun sán và các vi khuẩn có tiềm năng trú ẩn và phát triển cao. Vì vậy người nuôi có thể chọn sử dụng lớp lót vi sinh và thường xuyên khử khuẩn hoặc thay mới sau 6 tháng 1 lần. Hỗ trợ gà sống trong môi trường thông thoáng và vệ sinh.
Đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi
Không gian sống cần được giữ vệ sinh tốt. Chuồng nuôi thông thoáng và có đủ ánh sáng cho gà có thể hấp thụ. Định kỳ khử trùng trong và ngoài chuồng nuôi, hạn chế ra vào chuồng nuôi để tránh lây lan nguồn bệnh từ người sáng gà và ngược lại.
Chế độ thức ăn hợp lý
Không nên cho gà ăn thức ăn bẩn, thức ăn ôi thiu và có nguy cơ nấm mốc. Thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin để tăng sức đề kháng. Giai đoạn phục hồi sức khỏe gà sau bệnh, có thể chia nhỏ từng bữa để gà ăn được nhiều hơn, tăng sức ăn sau khi khỏi bệnh.
Tiêm phòng đầy đủ
Việc tiêm phòng là một trong những phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Thời gian thích hợp để tiêm phòng các bệnh cho gà là từ 1-4 tuần tuổi. Một điều quan trọng là nhất định phải tẩy giun sán định kỳ cho gà.
Kết luận
Để giảm tình trạng gà bị sưng mắt, bạn có thể tham khảo các thông tin chia sẻ của bài viết này. Muốn tạo ra những lứa gà tốt không mang mầm bệnh và hiệu quả kinh tế cao người nuôi nên thực hiện nghiêm túc các biện pháp chữa trị, phòng bệnh và vệ sinh chuồng đúng quy trình.