Gà bị nấm họng không phải là bệnh hiếm gặp, tuy nhiên bệnh khó khả năng lây nhiễm cao và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gà. Thời gian nhiễm bệnh càng tăng thì số lượng gà trong đàn sẻ càng giảm nhanh chóng, vậy nên phải có biện pháp chữa trị kịp thời. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bệnh nấm họng ở gà là gì?
Gà bị nấm họng khá nguy hiểm nếu không được chữa sớm,quá trình bệnh dai dẳng sẽ dẫn đến tình trạng gà bỏ ăn, sụt cân. Nghiêm trọng hơn là khi mầm bệnh lây lan nhanh trong đàn dẫn đến tình trạng khó kiểm soát.
Bệnh nấm họng là một loại bệnh xảy ra ở gia cầm, đặc biệt là các trang trại nuôi gà số lượng lớn. Nguyên nhân của loại bệnh này là do nấm Candida Albicans. Khi gà bị nhiễm loại vi khuẩn này, chúng sẽ xâm nhập vào các cơ quan tiêu hóa và ký sinh bên trong, khiến cho gà bị rối loạn tiêu hóa. Đây là một loại bệnh cực kỳ nguy hiểm không kém gì bệnh IB trên gà.

Làm sao để biết gà bị bệnh nấm họng?
Triệu chứng của gà bị bệnh nấm họng thường xuất hiện xung quanh vùng miệng và vòm họng. Tuy nhiên khi phát hiện triệu chứng này tức là gà đã bị bệnh ở giai đoạn cuối. Cùng tìm hiểu triệu chứng cụ thể theo 2 thể chính.
Thể cấp tính
Quá trình diễn ra bệnh ở thời gian đầu từ 2 – 5 ngày. Gà chưa có biểu hiện bên ngoài cụ thể để người nuôi có thể nhận biết ngay. Thông thường gà bị bệnh ở thể cấp tính có biểu hiện chán ăn, hay nôn thức ăn ra ngoài và ủ rũ.
Để lý giải tình trạng này, các chuyên gia phân tích là do các vi khuẩn nấm trong dạ dàng tích tụ dần, sau đó phát triển trong cơ quan tiêu hóa của gà. Chúng sẽ tác động khiến cho gà không thể hấp thụ thức ăn mặc dù đã ăn rất nhiều. Một nguyên nhân khác là do các vi khuẩn nấm tích tụ quá nhiều trong đường ruột gây cản trở quá trình trao đổi chất của gà.
Thể mãn tính
Thường sau khi gà ủ bệnh từ 5 đến 7 ngày đã thấy ngay các triệu chứng, triệu chứng thấy rõ nhất là ở mỏ và khoang miệng của gà. Một số biểu hiện chính như:
- Miệng có dấu hiệu nhiễm trùng, hơi có mùi hôi.
- Xung quanh mỏ và miệng có mảng bám màu trắng đục, rải đều.
- Phần niêm mạc bị lở loét khiến gà khó ăn.
- Gà bỏ ăn mặc dù rất đói, gà uống nước nhiều.
- Phần mỏ đóng “đậu hũ” là những vi khuẩn nấm hình thành có màu trắng đục.
- Gà thường vẩy mỏ xuống đất để gãi ngứa do các vi khuẩn nấm hình thành.

Các phương pháp chữa gà bị bệnh nấm họng
Một số người chăn nuôi truyền tai nhau rằng đây là một bệnh ít khi gặp, vì gà có thể tự kháng thể và tự chữa bệnh bằng chất đề kháng có trong chúng. Tuy nhiên đây là một thông tin hoàn toàn sai.
Không thể tự khỏi khi gà bị nấm họng, việc này cần nhờ đến sự tác động và theo dõi sức khỏe của người nuôi. Một số phương pháp chữa trị hiệu quả điển hình phải kể đến như:
Bài thuốc dân gian trị bệnh nấm họng
Theo dân gian, bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn nhờ một trái đu đủ. Cụ thể là nhựa đu đủ, anh em có thể lấy một quả đu đủ, bổ đôi ra để lấy nhựa của nó, càng nhiều nhựa càng tốt.
Dùng que hoặc vật dụng kháng khuẩn cảo phần nấm bám trên miệng gà, sau đó bôi trực tiếp phần nhựa này vào vết thương. Làm liên tục trong 3 ngày sẽ có hiệu quả, kiên trì làm trong 1 tuần sẽ hoàn toàn chữa khỏi.
Một mẹo dân gian khác là sử dụng rau ngót để chữa bệnh nấm gà. Cách làm rất đơn giản, anh em lấy nước cốt rau ngót và sử dụng rơ lưỡi em bé để rơ vào khoang miệng của gà. Mục đích là để đưa nước cốt rau ngót vào nơi có nấm họng. Trước khi rơ anh em nên lau hoặc rửa hết đờm trong miệng, làm như vậy có thể dễ dàng ngấm thuốc hơn.
Phương pháp sử dụng thuốc
Bệnh nấm họng ở gà chữa bằng thuốc khánh sinh gồm các loại Fungicid, Vitamin ADE, Super Vitamin, Flumequine. Người chăn nuôi sẽ dùng cả 4 loại trên mỗi loại 20g hòa trực tiếp vào 15 lít nước cho gà uống trong 1 ngày. Kiên trì dùng từ 4 tới 5 ngày mới thấy được hiệu quả.
Để đảm bảo nhất, người chăn nuôi nên đến cơ sở y tế gia cầm địa phương để nhận được tư vấn chi tiết nhất.

Một số lưu ý khi gà chọi bị bệnh nấm họng
Căn bệnh nấm họng ở gà chọi khá nguy hiểm, chúng không chỉ gây ảnh hướng đến sức khỏe, mà còn gây biến đổi nguồn gen di truyền cho các thể hệ sau.
Đối với gà chọi trống, chúng có thể bị suy nhược cơ thể, teo cơ và giảm lực đá khi thi đấu đá gà trực tiếp. Sức ăn giảm cũng khiến cho trọng lượng gà bị thay đổi. Đối với gà mái, bệnh này làm ảnh hưởng đến chất lượng trứng, tỷ lệ ấp nở và biến đổi gen. Một số lưu ý khi gà chọi bị nấm họng:
- Chú ý vệ sinh chuồng trại và những dụng cụ chăn nuôi.
- Định kỳ khử khuẩn chuồng trại 1 lần / tuần.
- Cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, kết hợp vitamin và thức ăn thô cho gà.
- Nên kết hợp mô hình bán chăn thả, đảm bảo gà có thể duy trì tập tính kiếm ăn gà hấp thụ ánh sáng.
- Bổ sung thêm dưỡng chất sau khi gà được chữa khỏi, vì đây là thời điểm chúng có sức đề kháng yếu nhất.
Kết luận
Gà bị nấm họng tuy ít gặp nhưng không thể chủ quan. Đặc biệt ở gà chọi, việc này không chỉ gây hại đến sức khỏe mà còn gây lây lan nhanh trong bầy, ảnh hưởng đến quá trình huấn luyện chiến kê, đúc gà chiến và chăm sóc gà. Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến những thông tin bổ ích cho quá trình chăn nuôi và chăm sóc gà của anh em.