Đệm lót sinh học đang dần trở nên phổ biến ở các mô hình chăn nuôi gia cầm. Việc này giúp giảm thiểu chi phí chăn nuôi và góp phần bảo vệ môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho các chủ trang trại. Cách tại ra đệm lót sinh học nuôi gà tiết kiệm chi phí và an toàn, cũng theo dõi bài viết để biết thêm.
Đệm lót sinh học là gì?
Đệm lót sinh học được hiểu đơn giản là một lớp lót trên bề mặt chuồng trại. Bao gồm các nguyên liệu thô sinh học như vỏ trấu, mùn cưa, cùi bắp, rơm rạ,.. được tận dụng từ các phần bỏ đi của thương phẩm trồng trọt. Lớp lót này có rất nhiều tác dụng hữu ích trong việc nuôi gia cầm, đặc biệt là nuôi gà số lượng lớn.

Tại sao phải sử dụng đệm lót sinh học?
Đệm lót sinh học có nhiều ưu điểm giúp cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc gà trở nên dễ dàng hơn. Một trong những điểm cộng lớn nhất phải kể đến như việc ngăn ngừa các nguồn bệnh từ vi khuẩn lây lan cho gà. Ngoài ra còn có ưu điểm như:
- Tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng chuồng trại.
- Hạn chế mùi hôi thối từ các chất thải gia cầm.
- Giữ cho không gian chuồng nuôi luôn khô ráo, tránh ẩm mốc.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, bệnh hen, bệnh Ecoli trên gà.
- Tiết kiệm chi phí thuê nhân công dọn vệ sinh chuồng trại.
- Đệm có thể sử dụng từ 6 – 12 tháng mới thay một lần.

Đối với anh em đang nuôi chiến kê để đá gà trực tiếp có thể kết hợp giữa cát và đệm lót sinh học để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh cho gà chọi.
Một số phương pháp làm đệm lót sinh học nuôi gà
Với nhiều lợi ích mà đệm lót sinh học đem lại, có rất nhiều phương pháp hướng dẫn làm đệm lót giúp cho người nuôi có thể áp dụng vào thực tiễn. Dưới đây là ba phương pháp giúp cho các chủ trang trại có thể tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có và tiết kiệm chi phí nhất.
Lưu ý:
- Cần có men chế phẩm trước khi tiến hành làm đệm lót sinh học.
- Nên chọn chế phẩm từ 5kg cám ngô hoặc cám gạo trộn chung với 1kg chế phẩm sinh học cho gà.
- Cho thêm khoảng 2,5 đến 3 lít nước sạch rồi trộm chung cho ẩm.
- Cho hỗn hợp trên vào trùng hoặc bọc kít, ủ từ 32 đến 3 ngày để chế phẩm lên men mới có thể sử dụng.
Làm đệm lót sinh học từ vỏ trấu
Cách làm đệm lót sinh học từ vỏ trấu phù hợp mới mô hình nuôi gà nhốt chuồng quy mô từ 30 đến 50m.
- Bước 1: Rải lớp vỏ trấu lên toàn bộ nền chuồng và trải đều lớp vỏ trấu cho toàn bộ bề mặt chuồng gà. Độ dài thích hợp là từ 10cm – 15cm , sau đó thả gà vào.
- Bước 2: Quan sát xem bề mặt chuồng khi nào phân gà đã được rải kín thì dùng cào để cào sơ lớp mặt đệm lót. Đối với gà úm thì quan sát sau 5 – 7 ngày, gà nuôi thịt thì có thể đợi từ 2 – 3 ngày là có thể cào.
- Bước 3: Rắc chế phẩm lên men lên toàn bộ bề mặt lớp vỏ trấu. Tiếp dụng cào để men được phân tán đều khắp mọi vị trí.
Cách sử dụng mùn cưa làm đệm lót nuôi gà
Mùn cưa có ưu điểm là thấm hút tốt, chi phí mua mùn cưa cũng khá rẻ mà người nuôi hoàn toàn có thể tìm thấy ở các xưởng sản xuất gỗ. Những nguyên liệu này khá dễ tìm và có thể tiết kiệm được chi phí chăn nuôi. Phù hợp làm đệm lót chuồng cho quy mô chuồng nuôi từ 30 – 50m2.

- Bước 1: Rải lớp mùn cưa dày từ 15 – 20cm hoặc hơn, trải đều lên bề mặt chuồng nuôi.
- Bước 2: Nếu mùn cưa bị quá khô có thể phun nước nhẹ lên lớp mùn cưa. Độ ẩm đạt khoảng 20% là hợp lý.
- Bước 3: Thả gà vào chuồng như phương pháp dùng vỏ trấu, thường xuyên quan sát cách gà có thể thích ứng với lớp lót này hay không
- Bước 4: Rắc đều chế phẩm men đã được ủ lên lớp đệm lót mùn cưa. Dùng cào phân tán đều men khắp về mặt chuồng gà.
Phương pháp sử dụng vỏ trấu hết hợp mùn cưa
Mùn cưa có ưu điểm thấm hút tốt và cả hai nguyên liệu đều có chi phí rẻ và dễ tìm. Tuy nhiên khi làm từ mùn cưa sẽ có hạn chế là chúng khá khô và không thể duy trì độ ẩm tốt. Vì vậy mà các nhà chăn nuôi đã nghĩ ra phương pháp sử dụng hai nguyên liệu kết hợp. Cách làm khá đơn giản và được nhiều người áp dụng trong mô hình nuôi gà.
- Bước 1. Rải lớp mùn cưa dày 15cm lên nền chuồng. Nên trải 8cm trấu trước sau đó rải tiếp 7 -8 cm mùn cưa lên phía trên. Nếu mùn cưa quá khô thì nên phun một lớp nước để tạo độ ẩm sau đó trộn đều rồi mới rải lớp trấu.
- Bước 2 và Bước 3. Tương tự như phương pháp làm đệm lót bằng vỏ trấu.

Một vài lưu ý khi làm đệm lót sinh học
Nuôi gà trên đệm lót sinh học giúp gà giảm tỷ lệ mắc bệnh và giảm tỷ lệ chết ở gà đẻ lên đến 5%. Hiện nay mô hình đang được phổ biến rộng rãi vì vậy người nuôi nên chú ý một số điều trước khi bắt tay vào làm đệm lót sinh học cho gà.
Không tái sử dụng đệm lót sinh học cũ cho lứa gà mới
Sử dụng lớp lót cũ cho những lứa gà sau sẽ làm tăng khả năng lây bệnh và tỷ lệ sinh trưởng thấp. Đối với những lứa gà con, hoặc gà chỉ mới 4 – 8 tuần tuổi thì hệ miễn dịch còn khá kém, vì vậy tiếp xúc mới môi trường cũ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Rắc vôi khử khuẩn trước khi rải đệm lót sinh học
Sau khi vệ sinh và dọn đi lớp lót cũ thì nên rửa sạch chuồng nuôi sau đó rải vôi trắng lên trước khi tạo lớp lót mới cho gà. Điều này giúp cho chuồng trại có thể diệt sạch những vi khuẩn gây hại và khử mùi hôi cho chuồng nuôi. Tuy nhiên nên hạn chế rắc vôi quá nhiều để tránh làm mất đi lớp vi khuẩn có lợi.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên, việc làm đệm lót sinh học nuôi gà không còn là nỗi lo trong chăn nuôi. Những thông tin chia sẻ này đều được tìm hiểu và chắt lọc một cách chính xác. Chúc cho bà con thực hiện thành công!