Có nên cắt mồng gà đá? Kỹ thuật cắt mồng gà đá ít tổn thương

Mồng gà là một trong các bộ phận mà qua quan sát anh em sư kê có thể nhận biết được sức mạnh và khả năng đá của chú gà đó. Vậy cách chọn mồng gà đá sao cho đạt chuẩn nhất? Có nên cắt mồng gà đá hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Mồng gà là gì? Có nên cắt mồng gà hay không?

Mồng gà hay còn được gọi với cách gọi khác là mào gà. Đây là phần thịt đỏ nằm trên đầu của gà, mỗi chú gà đều có mồng gà không giống nhau. Với gà trống thường có mồng lớn và có màu tươi hơn so với những con mái.

Trong các trận đá gà, anh em sư kê có nhiều kinh nghiệm sẽ nhận biết những chiến kê đá mạng hay không thông qua hình dáng và màu sắc của mồng gà. Đây chính là một trong những đặc điểm khá quan trọng trên cơ thể gà chiến mà sư kê không nên bỏ qua.

Việc cắt tỉa mồng gà đá không làm thay đổi cách tấn công và cách chiến đấu của gà, nhưng sẽ gây ra đau và khả năng nhiễm trùng. Bên cạnh đó vết cắt hay bị rách có thể nở ra khi bị các con vật khác mổ vào. Chính vì vậy việc cắt mồng gà không hề đơn giản, đòi hỏi anh em sư kê cần có kinh nghiệm và hiểu biết sẽ không để lại hậu quả nghiêm trọng.

Mồng gà đá là gì?
Mồng gà đá là gì?

Nên cắt mồng gà vào lúc nào?

Không nên cắt mồng gà khi còn quá nhỏ vì như vậy sẽ gây tình trạng mất sức và chậm lớn. Cần thời gian tẩm bổ vào vết thương, vì vậy anh em nên đợi lúc gà thay lông xong, tai tích phát triển hoàn thiện, mặt gà đỏ, tiếng gáy vang dội có nội lực. Sau hai tháng khi gà bắt đầu học gáy, đó chính là thời điểm thích hợp để cắt mồng gà gọn gàng và phù hợp với tiêu chuẩn gà đi thi đấu đá gà trực tiếp.

Hướng dẫn kỹ thuật cắt mồng gà ít gây tổn thương

Việc cắt mồng gà đá sẽ giúp chiến kê không vướng bận khi tham gia thi đấu, mang lại những trận đấu hấp dẫn cho người xem. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn anh em các bước cắt mồng gà đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất:

Chuẩn bị

Nên chọn vào các ngày cuối của tuần rằm để thực hiện kỹ thuật cắt mồng gà bởi ngày đó máu gà thường được dồn lên đầu. Đặc biệt, nên thực hiện vào buổi tối để gà chiến có thời gian nghỉ ngơi qua đêm.

Nên kết hợp cho uống vitamin K trước khi thực hiện. Thêm vào đó anh em nên chuẩn bị cồn sát trùng và kéo đã được sát khuẩn, thuốc cầm máu và khăn lau vết thương. Cuối cùng sư kê cần xác định chính xác vị trí và hình dáng cần cắt để thao tác nhanh chóng.

Chuẩn bị dụng cụ để cắt mồng gà đá
Chuẩn bị dụng cụ để cắt mồng gà đá

Kỹ thuật thực hiện

Nên nhờ thêm một người giúp đỡ thực hiện, tốt nhất là có bác sĩ thú y hỗ trợ. Việc đầu tiên, cần quấn chặt gà vào một cái khăn lớn để hở đầu và chân, giữ thật chặt để gà không thể nhúc nhích.

Tiến hành khử trùng dao và mồng gà, nên thực hiện cắt nhỏ và dứt điểm, sau đó anh em mới tỉa dần để cho đẹp và thuận mắt. Cuối cùng dùng khăn ẩm lau vào vết cắt, sau đó rắc thuốc cầm máu vào vết thương của gà, đợi đến khi máu đông thì thả gà vào chuồng.

Hậu phẫu

Sáng hôm sau anh em nên kiểm tra lại vết máu đã khô và có bịt mũi của chiến kê không. Nếu có nên lau đi và cho gà uống thuốc từ 1 đến 2 lần mỗi ngày để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

Khoảng 2 đến 3 tuần gà sẽ dần dần hồi phục, trong thời gian đó anh em không được để gà chọi nhau, hạn chế làm cho gà kích động vì như vậy rất dễ gây ảnh hưởng đến vết thương. Ngoài ra kết hợp với cách chăm sóc thật cẩn thận, tránh cho gà ăn các loại thức ăn có tính nóng như rau muống, cơm nếp khiến vết thương bị mưng mủ, nhiễm trùng.

Chức năng của mồng gà trên gà đá

Mồng gà đá không chỉ là bộ phận để làm đẹp, tạo uy thế cho gà đá mà còn có nhiều tác dụng khác nữa, cụ thể là:

Giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể

Gà không có cơ chế tiết mồ hôi giải nhiệt như con người, vậy nên mồng gà chính là bộ phận giúp gà làm mát. Máu lưu thông qua tích, mồng gà đá sẽ được làm mát và di chuyển đều cơ thể, nhờ vậy góp phần điều hòa thân nhiệt nhanh chóng.

Thu hút được con mái

Với những chiến kê có mồng kích thước lớn, đỏ vô cùng rực rỡ. Đặc điểm này chính là ưu điểm giúp thu hút được những chú gà mái xung quanh và thuận lợi trong quá trình giao phối.

Thể hiện sức khỏe của chiến kê

Anh em có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe, sự sung mãn của gà chiến mình thông qua việc nhìn màu sắc mồng gà đậm hay nhạt.

Hơn nữa, quan sát mồng gà đá và một số yếu tố bên ngoài trên cơ thể của gà giúp anh em nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời khi gà mắc bệnh. Chiến kê có mồng nhăn, xuất hiện nhiều vết đốm, xiên vẹo là dấu hiệu của bệnh đậu, mốc trắng, cần tìm phương pháp chữa trị ngay.

Mồng gà đá có chức năng gì?
Mồng gà đá có chức năng gì?

Các dạng mồng gà đá phổ biến

Mồng gà có nhiều loại, tùy thuộc vào từng giống gà mà kích thước, hình dạng và màu sắc sẽ khác nhau. Đa số mào gà đá thường có màu đỏ. Tuy nhiên với một số dòng gà như Sumatra có mào tím, gà ác có mào nâu đỏ, còn gà vảy cá có màu đỏ tím.

Dưới đây là một số dạng mồng gà phổ biến nhất hiện nay anh em sư kê nên chú ý phân biệt:

Mồng gà lá

Loại mồng này thường xuất hiện trên những chú gà nòi mồng lá. Phần mào kéo dài từ phần mỏ đến hết phần đỉnh đầu và tương đối mỏng, khá mềm,có độ nhẵn nhụi. Phía trên của mồng được chia thành 5 – 6 chóp. Phần chóp ở giữa là cao nhất, thấp dần về hai bên tạo hình hình oval khá đặc biệt.

Mồng lá thường được dựng thẳng đứng, gà trống có kích thước mào lớn hơn và dày hơn khá nhiều so với con mái.  Đối với gà mái mào lá có thể dựng đứng thẳng hoặc đổ xiêu vẹo theo hướng, tùy vào mỗi giống gà.

Mồng gà lá được chia thành 3 phần khác nhau: phần đầu mồng, mồng giữa và phần sau hoặc còn được gọi là lưỡi mồng.

Các dạng mồng gà phổ biến
Các dạng mồng gà phổ biến

Mồng trà

Đây là loại mồng có kích thước khá rộng, phần đỉnh của mồng khá bằng phẳng và ít thịt. Mặt trên là những gai nhỏ lởm nhởm và phồng. Với phần cuối mồng gà thường có các dạng khác nhau:

  • Phần chỏm có thể kéo dài
  • Phần có hơi ngóc lên giống như mồng gà dòng Hamburg
  • Phần chỏm nằm ngang, giống như dòng gà Leghorn
  • Phần chỏm cong xuống giống như loại gà Wyandotte

Gà mồng dâu

Đây là loại mồng có kích thước khá thấp và độ dài trung bình. Phần đỉnh chia thành 3 khía, khía ở giữa cao hơn hẳn so với 2 phần còn lại. Đỉnh khía thường trơn lỳ hoặc có một số gai nhỏ nằm ở trên.

Đối với những chiến kê có mồng dâu nghiêng sang một bên được gọi là mồng chập. Các dòng gà có mồng dâu thường là những loại như Ameraucana, Brahma, Cornish, Buckeyes, Cubalaya và Sumatra.

Gà mồng dâu
Gà mồng dâu

Mồng chạc

Gà mồng chạc được chia thành hai nhánh, hình dạng khá giống như những chiếc sừng nối liền nhau. Một số giống gà thường sở hữu loại mào này như gà Houdan, gà Crevecoeur, gà Polish, gà Sultan và gà La Fleche.

Mồng trích

Dáng mồng này tương đối thấp, nhỏ gọn, có bề mặt nhẵn nhụi và không có gai nhỏ, không lòi cũng không thiếu. Đặc biệt phần đầu của mồng gà thường không phát triển quá lớn.

Mồng vua

Gà mồng vua có mồng hình dạng giống như một chiếc vương miện. Một chiếc lưỡi mồng được mọc lên tại điểm nối giữa phần đầu và mỏ. Phần mồng chính giữa của đầu gà thường nghiêng về phía sau, vành mồng gà được chia thành nhiều chóp.

Mồng vua
Mồng vua

Gà mồng đậu

Những chú gà có mồng đậu, hình dạng khá tròn, hơi thấp và tương đối gọn. Mồng gà thường ngả nhiều về phía trước, phần sau của mồng thường không kéo dài vượt quá giữa đỉnh đầu.

Mồng ác

Gà mồng ác có chiều dài nhỏ hơn so với chiều rộng. Chúng có hình dạng gần tròn và hơi phồng. Phần đỉnh có dạng nếp gấp, xen kẽ những răng cưa nhỏ nằm ở giữa mồng. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp mồng gà có những chóp nhỏ.

Mồng óc

Dạng mồng gà này được lai tạo từ gen lai trội giữa mồng trà và mồng dâu. Chúng có kích thước khá rộng và đặc với một số nếp gấp nhìn khá giống với hạt óc chó.

Kết luận

Trên đây là tổng hợp các thông tin và kỹ thuật cắt mồng gà đá chuẩn cho sư kê. Hy vọng qua những thông tin trên anh em có thể phân biệt các loại mồng gà, chọn được một chiến kê và nắm được kỹ thuật cắt mồng chuẩn xác.

Secured By miniOrange