Bật mí cách trị gà bị ké chậu hiệu quả bị không tái phát lại

Mối quan tâm hiện tay của nhiều bà con chăn nuôi là cách trị gà bị ké chậu sao cho hiệu quả. Gà bị bệnh ké chậu là loại bệnh khá phổ biến ở gia cầm đặc biệt là gà. Loại bệnh này khiến cho chân bị sưng to, khó khăn trong việc di chuyển. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về loại bệnh này và cách điều trị hiệu quả nhất nhé!

Gà bị ké chậu là gì?

Cách trị gà bị ké chậu không phải là quá khó, tuy nhiên trước hết bà con cần hiểu rõ loại bệnh này là như thế nào. Gà bị ké chậu là tình trạng phần dưới chân gà bị sưng lên, làm cho việc di chuyển đứng của chúng gặp khó khăn. Đây được gọi là bệnh viêm bàn chân thường xuất hiện ở gia cầm.

Vết thương này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy hiểm cho gà khiến gà không đi lại được. Với trường hợp nặng gà có thể đi bằng một chân, ngoài tên gọi bệnh ké chậu chúng còn có những cái tên khác như bệnh đậu gà, kén chân, lậu đế,…

Gà bị bệnh ké chậu là gì?
Gà bị bệnh ké chậu là gì?

Nguyên nhân khiến gà bị bệnh ké chậu

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh ké chậu là viêm bàn chân. Vết thương do viêm nhiễm do vi khuẩn tụ cầu gây ra. Chúng gây sưng tấy ở chân gà, sau đó xảy ra tình trạng áp xe ảnh hưởng đến cả thịt cơ mềm và xương của gà. Về lâu dài chúng có khả năng sinh ra các loại bệnh khô chân ở gà, bệnh lậu đế, đậu gà….

Các chấn thương thường gặp khi bị ké chậu như tổn thương, trầy xước do giẫm phải vật sắc nhọn. Nếu không được rửa và khử trùng dễ xảy ra hiện tượng ké chậu.

Gà bị bệnh ké chậu có nguy hiểm không?

Nếu bà con không có cách trị gà bị ké chậu kịp thời, về sau sẽ ảnh hưởng tới xương khớp của gà khiến gà có khả năng không di chuyển được. Đối với những chiến kê hầu như sẽ không tham gia các trận đấu đá gà trực tiếp được nữa, việc di chuyển, đạp mái cũng hết sức gian khó.

Biểu hiện của gà khi mắc bệnh ké chậu

Triệu chứng của loại bệnh này là gà bị sưng chân ở mu bàn chân gà, ở các khe giữa các bàn chân gà khiến gà đi lại khó khăn. Ngoài ra, vết thương của gà có thể chảy máu, bầm tím, chảy mủ vài ngày sau gà có thể ốm, không đi lại, biếng ăn.

Trong thời gian dài nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Cách điều trị gà bị ké chậu sẽ căn cứ vào những triệu chứng bên ngoài này để xác định bệnh cũng như tìm ra phương pháp điều trị.

Biểu hiện của bệnh ké lậu ở gà
Biểu hiện của bệnh ké lậu ở gà

Bật mí cách trị gà bị ké chậu hiệu quả tại nhà

Cách trị gà bị ké chậu là vấn đề nhiều bà con chăn nuôi đang quan tâm nhất. Tìm được phương pháp điều trị hiệu quả sẽ giảm tỷ lệ chết cho gà và ngoài ra còn hạn chế tổn thất kinh tế. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp một số cách điều trị loại bệnh này:

Cách trị bệnh bằng tiểu phẫu

Cách điều trị gà bị ké chậu bằng phương pháp tiểu phẫu vô cùng hiệu quả. Bà con sẽ thấy được hiệu quả chỉ trong 2 – 3 ngày tiểu phẫu. Tuy nhiên người chăn nuôi phải thực hiện đúng kỹ thuật, nếu không có thể gây ra nguy hiểm.

Dụng cụ để mổ

Bà con cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ y tế và thiết bị cho tiểu phẫu, dụng cụ bà còn cần chuẩn bị như: dao, kéo, thuốc sát trùng, cồn, băng gạc và một số dụng cụ cần thiết khác.

Sát trùng vết thương

Vệ sinh vết thương và sát trùng chân gà một cách sạch sẽ nhất, tránh để các loại vi khuẩn này tấn công gây nhiễm trùng.

Tiếp theo, bà con sẽ sát trùng dao, nhíp, kéo để xử lý ổ nhiễm trùng bên trong. Cách tốt nhất là treo gà lên hoặc buông thõng hai chân xuống. Dùng khăn bịt mắt gà, để gà khỏi hoảng sợ và gặp khó khăn trong quá trình mổ.

Xác định chỗ vết thương cần mổ

Ké chậu thường sẽ nằm trong một hộp tròn và nằm bên trong các tế bào chết, bị viêm ở dạng bột đậu. Người chăn nuôi cần xác định vết thương và dùng dao sắc rạch xung quanh, lấy hết dịch viêm nhiễm này ra ngoài.

Tiến hành loại bỏ hết các nhân để giúp vết thương nhanh lành hơn, nếu để nhiễm trùng chắc chắn sẽ rất khó lành.

Phương pháp tiểu phẫu khi gà bị ké chậu
Phương pháp tiểu phẫu khi gà bị ké chậu

Hoàn thành băng bó

Sau khi loại bỏ tế bào chết và viêm nhiễm bên trong, bà con sẽ tiến hành sát khuẩn thêm một lần nữa bằng thuốc sát trùng. Rửa sạch vết thương sau đó dùng Vetericyn VF để điều trị vết thương hở, kết hợp dùng tăm bông và rửa sạch hàng ngày. Thay băng trong khoảng thời gian 1 tuần và kiểm tra vết thương và băng lại.

Sử dụng thuốc sau khi mổ

Tùy theo vết thương bà con đã xử lý, nếu bà con vệ sinh vết thương tốt không cần phải sử dụng thuốc. Ngược lại với trường hợp nhiễm trùng bà con cần rửa sạch và kỹ hơn kết hợp với uống thuốc chống kháng viêm, sưng phù.

Chăm sóc sau khi mổ

Việc phục hồi vết thương là khá quan trọng, bà con cần kết hợp chế độ ăn uống của gà nhanh khỏe:

  • Nên treo gà trong ngày đầu tiên để vết thương hở ổn định. Nếu vết mổ quá lớn thì bà con nên treo gà 2 ngày.
  • Di chuyển gà đến nơi sạch sẽ và thoải mái hơn, để không ảnh hưởng đến vết mổ.
  • Vệ sinh và thay băng thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
  • Cần bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu năng lượng, dễ tiêu hóa như gạo trắng, thuốc bắc, mật ong, gạo mầm.
  • Bổ sung nhiều loại vitamin B1, nước uống, B Complex, điện giải.

Cách điều trị gà bị ké chậu bằng vôi kết hợp mật ong

Bà con trộn với với mật ong tỉ lệ 1:1, hoặc bà con có thể dùng vôi không cần dùng đến mật ong. Sử dụng loại vôi dùng để ăn trầu, cạy lớp áp xe bên ngoài vùng gà bị ké chậu sau đó bôi vôi và mật ong vào. Vôi sẽ ăn mòn những phần bị viêm và diệt các vi khuẩn.

Thời gian đầu chỗ viêm sẽ sưng to nhưng bà con làm 7 – 10 ngày khi gà sẽ khỏi.

Cách điều trị gà bị ké chậu
Cách điều trị gà bị ké chậu

Cách điều trị bệnh ké chậu bằng rượu và muối

Tương như cách dùng vôi với mật ong, bà con có thể dùng rượu kết hợp với muối. Nên lựa chọn loại rượu trắng có nồng độ cao và đảm chất lượng. Đầu tiên bà con hòa muối cùng với rượu sau đó cho vào bát, nhúng chân của gà vào ngâm trong vòng 30 phút, duy trì như vậy từ 10- 15 ngày gà sẽ khỏi bệnh.

Tổng kết

Ở bài viết trên chúng tôi đã tổng hợp tất cả các cách trị gà bị ké chậu. Hy vọng qua những thông tin chúng tôi chia sẻ anh em sẽ có phương pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả nhất.

Secured By miniOrange