Cách trị bệnh tụ huyết trùng ở gà – Nguyên nhân và triệu chứng

Đối với các anh em sư kê, chắc chắn đã biết đến căn bệnh tụ huyết trùng ở gà. Không chỉ riêng gà mà các loại vật nuôi và gia cầm đều có thể nhiễm bệnh, và một khi nhiễm thì tỷ lệ chết là rất cao. Vậy, có cách nào để phòng tránh bệnh này hay không? Đọc bài viết để có câu trả lời. 

Bệnh tụ huyết trùng ở gà là gì?

Bệnh tụ huyết trùng ở gà, còn có tên gọi khác là bệnh gà toi. Một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính và không xác định độ tuổi nhiễm bệnh. Đặc biệt căn bệnh này dễ phát triển ở khu vực có khí hậu nóng ẩm quanh năm. Đặc điểm của bệnh là những con gà nhiễm bệnh tụ huyết, xuất huyết ở một số vùng da trên cơ thể. 

Bệnh huyết trùng ở gà hay còn gọi là bệnh gà toi
Bệnh huyết trùng ở gà hay còn gọi là bệnh gà toi

Tác hại nguy hiểm khi gà nhiễm bệnh tụ huyết trùng

Được xem là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất ở gà chọi, tụ huyết trùng kéo theo rất nhiều hệ lụy, cụ thể là:

Bệnh tụ huyết trùng tác động đến cá thể gà

Gà bị bệnh huyết trùng không thể tự sản sinh kháng thể chống lại vi khuẩn. Thường sau khi nhiễm bệnh, chúng sẽ tử vong trong vòng 12 tiếng hoặc 1 ngày.

Các vi khuẩn tấn công vào phổi, gây ngạt thở và xuất huyết nặng. Điều này rất nguy hiểm đến anh em đang nuôi gà cảnh, gà chọi và phát triển mô hình trang trại gà.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà có khả năng lây lan

Bệnh tụ huyết trùng ở gà có tỷ lệ lây lan không cao. Một số trường hợp dễ lây lan diện rộng kể đến như lây qua nước uống hoặc dùng chung máng ăn. Thức ăn không rõ nguồn gốc, ẩm mốc thiu cũng là nguyên nhân lây lan nguồn bệnh.

Khi cá thể bệnh không được cách ly và khử trùng, rất có thể sẽ lây sang những con trong cùng chuồng nuôi.

Tại sau gà bị nhiễm bệnh tụ huyết trùng?

Vi khuẩn xâm nhập 

Loại vi khuẩn gây bệnh huyết trùng ở gà là Pasteurella Multocida. Loại vi khuẩn này dưới các thí nghiệm khoa học được cho là vi khuẩn G (-), bất động, không hình thành nha bào, có giáp mô và khó tiêu diệt nếu không có thuốc đặc trị.

Môi trường sống

Nguyên nhân hình thành chủ yếu do yếu tố môi trường tác động lên cơ thể gà nuôi. Khi môi trường có sự thay đổi như thời tiết cực đoan, chuồng nuôi bẩn, thức ăn ôi thiu, chuồng nuôi ẩm,nấm mốc sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn

Ngoài ra có thể trong quá trình vận chuyển xa, thay đổi môi trường số cũng có thể lây nhiễm từ cá thể gà cũ.

Gà có thể lây bệnh qua môi trường sống
Gà có thể lây bệnh qua môi trường sống

Cách nhận biết bệnh huyết trùng ở gà sớm và chính xác

Sau đây là những triệu chứng dễ nhận biết nhất khi gà mắc bệnh tụ huyết trùng ở gà.

Cơ chế sinh bệnh tụ huyết trùng ở gà

Trên cơ thể gà, đặc biệt ở gà chọi có khả năng đề kháng cao. Sức khỏe tốt và chống chọi với điều kiện thay đổi. Trong điều kiện này, vi khuẩn cư trú ở đường hô hấp, khi cơ thể bị stress dẫn đến sức đề kháng giảm, vi khuẩn sẽ có điều kiện đi vào máu, phát triển thành bệnh tụ huyết trùng ở gà.

Các triệu chứng nhận biết gà bị bệnh tụ huyết trùng

  • Thường xảy ra vào lúc giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường
  • Độ tuổi nhiễm bệnh là 2 tháng tuổi
  • Gà chết đột ngột không có triệu chứng cụ thể
  • Gà chán ăn, ủ rũ cao. Sau 1-2h có biểu hiện bất thường, nhảy xốc lên và lăn ra giãy.
  • Gà gầy còm, sụt cân nhanh và phản ứng chậm chạp.
  • Gà sốt cao đột ngột 43 độ C, xù lông và chảy dịch nhớt từ miệng
  • Gà đột ngột co giật và chảy máu cùng dịch ra miệng.
  • Mào tím tái, gà bị sổ mũi khó thở và chết do ngạt thở.
  • Tai và tích gà bị sưng phồng .
  • Gà ủ rũ, bỏ ăn và chậm chạp trong vòng 4 -5 tháng và không cải thiện.
Bệnh huyết trùng ở gà gây chết đột ngột
Bệnh huyết trùng ở gà gây chết đột ngột

Cách điều trị bệnh tụ huyết trùng cho gà

Có hai phương pháp chữa bệnh tụ huyết trùng ở gà hiệu quả đó chính là pha trộn thuốc với thức ăn và tiêm trực tiếp cho gà. Sau đây là những loại thuốc trị tụ huyết trùng ở gà hiệu quả nhất.

Sử dụng thuốc dạng bột trộn với thức ăn

Hiện nay phương pháp điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà hiệu quả nhất đó chính là sử dụng thuốc cụ thể các loại thuốc như sau:

  • Bio Amoxillin
  • Ampi coli
  • Norflox-10
  • Enro-10
  • T. Colivit

Tiêm trực tiếp thuốc trị tụ huyết trùng cho gà

Trong trường hợp cấp bách nên sử dụng một số loại thuốc tiêm trực tiếp cho gà điển hình như LINSPEC 5/10LINCOSEPTOJECT. Đây là hai loại thuốc tim trực tiếp để trị bệnh tụ huyết trùng ở gà cực kỳ hiệu quả.

Cách phòng chống bệnh huyết trùng ở gà chọi hiệu quả 

Việc phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh đặc biệt là căn bệnh nguy hiểm như bệnh tụ huyết trùng ở gà. Dưới đây là những phương pháp phòng bệnh cực kỳ hiệu quả các bạn có thể tham khảo để áp dụng cho quá trình chăm sóc gà của mình.

Cải thiện môi trường chuồng nuôi

Giữ môi trường chuồng nuôi sạch sẽ. Vệ sinh chuồng trại và các thiết bị chăn nuôi, phun khử trùng định kỳ 2 tuần / lần.

Vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột cần đảm bảo chuồng nuôi không bị ảnh hưởng lớn. Đặc biệt khi trời lạnh đột ngột anh em cần giữ kín chuồng và không để gió lùa. 

Dùng bổ sung thêm thuốc phòng bệnh

Ngoài chế độ dinh dưỡng, thức ăn đảm bảo đủ các chất cần thiết. Anh em cần cho gà uống một vài loại thuốc bổ, men tiêu hóa để nâng cao sức đề kháng cho gà.

Tiêm vacxin phòng bệnh

Khi gà đạt 1 tháng tuổi, anh em tiêm vacxin cho gà vô hoạt tụ huyết trùng gia cầm. Tiêm dưới da liều 1ml/con có thể miễn dịch bệnh huyết trùng ở gà trong vòng 6 tháng.

Sử dụng chế phẩm công nghệ sinh học công nghệ

Đây là một dạng chất được bổ sung cho gà mà không phải sử dụng thuốc, tránh gây ảnh hưởng cho gà khi sử dụng nhiều thuốc kháng sinh. Hiện tại sản phẩm này khá mới đối với một số anh em, tuy nhiên chúng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho gà hiệu quả.

Các câu hỏi thường gặp về bệnh tụ huyết trùng ở gà

Gà bị tụ huyết trùng có ăn được không?

Tuyệt đối không nên ăn gà đang nhiễm bệnh tụ huyết trùng hoặc gà chết do bệnh tụ huyết trùng. Vì bệnh này có nguy cơ lây nhiễm cao có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Gà bị tụ huyết trùng cho uống thuốc gì?

Khi gà bị tụ huyết trùng có thể kết hợp giữa tiêm thuốc và pha thuốc vào hỗn hợp thức ăn cho gà một số loại thuốc mang lại hiệu quả cực cao:

  • Bio Amoxillin
  • Ampi coli
  • Norflox-10
  • Enro-10
  • T. Colivit
  • LINSPEC 5/10 (tiêm trực tiếp).
  • LINCOSEPTOJECT (tiêm trực tiếp).

Triệu chứng nhận biết gà bị nhiễm tụ huyết trùng là gì?

  • Gà chết đột ngột không có triệu chứng cụ thể.
  • Gà chán ăn, ủ rũ cao. Sau 1-2h có biểu hiện bất thường, nhảy xốc lên và lăn ra giãy.
  • Gà gầy còm, sụt cân nhanh và phản ứng chậm chạp.
  • Gà sốt cao đột ngột 43 độ C, xù lông và chảy dịch nhớt từ miệng.
  • Gà đột ngột co giật và chảy máu cùng dịch ra miệng.
  • Mào tím tái, khó thở và chật do ngạt thở.
  • Tai và tích gà bị sưng phồng.
  • Gà ủ rũ, bỏ ăn và chậm chạp trong vòng 4 -5 tháng và không cải thiện.

Tổng kết

Qua bài viết này. chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh tụ huyết trùng ở gà. Căn bệnh này khá nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh và điều trị được. Hy vọng quá trình nuôi gà chọi của nhiều anh em thuận lợi và có các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả.

Secured By miniOrange