Bệnh đậu gà trước đây là nỗi ám ảnh của hầu hết các sư kê, nhưng hiện tại thì không. Chỉ cần tìm được nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục và phòng tránh về sau. Chi tiết đọc bài viết để biết thêm.
Bệnh đậu gà là gì ?
Bệnh đậu ở gà là một căn bệnh có tính truyền nhiễm. Khả năng lây lan không cao nhưng lại có tỷ lệ chết khoảng 90 – 95%. Đặc điểm của bệnh là gà có các nốt hạt nhỏ như hạt đậu, xuất hiện ở những phần da không có lông. Anh em đam mê đá gà trực tiếp và đang chăm nuôi gà cần đặc biệt chú ý đến loại bệnh này.
Đặc điểm bệnh đậu ở gà là gà hình thành những nốt đậu, ở vùng da không có lông. Bệnh phổ biến ở giai đoạn đàn phát triển ở gà từ 25–50 ngày tuổi.

Nguyên nhân gây ra bệnh đậu ở gà
Bệnh này hình thành là do loại virus Fowlpox, có cấu tạo DNA sợi đôi thuộc nhóm Avipox Virus. Virus này anh em thường nhắc đến với cái tên virus đậu gà, nó tồn tại trong nhiều môi trường và khó bị tiêu diệt.
Một số môi trường hình thành virus đậu gà
Những môi trường có thể tiềm ẩn loại virus này như chuồng nuôi ẩm ướt, khô hanh, dưới ánh sáng, cả trong mùa rét. Ngoài ra chúng trung gian truyền bệnh qua ruồi muỗi và tiếp xúc với gà.
Gà khỏe mạnh mà có vết xước tiếp xúc với gà bị bệnh cũng tác động khiến gà bị lây nhiễm.
Tổng hợp tất cả triệu chứng của gà mắc bệnh đậu
Một số triệu chứng dễ nhận diện khi gà mắc bệnh:
- Độ tuổi dễ mắc bệnh là gà con từ 1 – 3 tháng tuổi, thời gian ủ bệnh từ 4- 10 ngày
- Mụn mọc ở những vùng da như mào, mép, xung quanh mắt, chân, phần da bên trong cánh, khóe miệng
- Xuất hiện những mụn nhỏ, ban đầu chỉ là những nốt sần có màu nâu xám
- Các nốt mụn đậu to gần, chuyển sang màu vàng, có chưa mủ , vỡ ra và khô mụn để lại sẹo sần sùi
- Gà con xuất hiện mụn trong niêm mạc, hầu họng, khóa miệng, thanh quản → khó thở và chết
Gà đá có mắc bệnh đậu gà không?
Bệnh đậu không ngoại trừ trường hợp nào, anh em nên tìm hiểu qua các thông tin và có cách khắc phục hiệu quả. Không chỉ giúp cho gà chọi khỏi bệnh mà còn giảm khả năng lây lan sang các con khác.
Mối nguy hại khó lường khi gà đá mắc bệnh
Khi gà chọi mắc bệnh đậu, chúng sẽ bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cơ thể. Cụ thể là:
Giảm sức đá, khả năng chiến đấu và giảm thể lực ở gà
→ Các trường hợp gà đá mắc bệnh, chúng sẽ không thể tự điều chỉnh sức đề kháng. Dẫn đến việc sức khỏe suy giảm đột ngột và mất khả năng chiến đấu. Một phần trong quá trình trị bệnh, chúng không còn sức tham gia huấn luyện và sẽ tạo nên thói quen sống hưởng thụ, không vận động.
Anh em nuôi gà chọi có thể chú ý và điều chỉnh thích hợp, khắc phục vấn đề này.
Gà có thể bị mù
→ Trường hợp này xảy ra khi bệnh đậu gà đã quá nặng, phát hiện muộn và các nốt mụn đã phát triển. Gây tạo mụn và bung mụn loang ra các khu vực mắt và miệng. Các vi khuẩn có trong mụn có thể tác động vào niêm mạc, làm cho gà bị mù không thể phục hồi.

Bệnh kéo dài làm cho gà ủ rũ, sức yếu, các dây thần kinh quanh mắt bị tê liệt
→ Một số gà có sức đề kháng tốt, khi nhiễm bệnh chúng sẽ không chết nhưng thường căn bệnh sẽ diễn ra rất lâu. Khiến cho gà trở nên suy giảm sức khỏe, thị lực và ảnh hưởng đến dây thần kinh.
Mất khả năng sinh sản ở con mái
→ Không những mụn đậu xuất hiện ở mắt, miệng mà thậm chí còn xuất hiện trong ruột và hậu môn. Các virus này trực tiếp tấn công gây cản trở quá trình hình thành trứng và hạn chế khả năng sinh sản ở gà.
Cách điều trị bệnh đậu gà mau khỏi
Dùng thuốc
Để chữa bệnh đậu gà nhanh nhất, anh em có thể dùng thuốc Xanh Methylen. Bôi trực tiếp thuốc vào những vùng nhiễm bệnh, những vùng nổi mụn đậu và tránh bôi vào mắt.
Chỉ cần bôi thuốc thường xuyên có thể giảm triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Anh em kiên trì thực hiện trong vòng 2 – 3 ngày là có thể thấy rõ sự thay đổi khắc phục rõ rệt.

Áp dụng mẹo dân gian
Một số anh em truyền tai nhau có thể sử dụng mực bôi bình thường vào các vết thương của gà. Hoặc dùng tay nặn trực tiếp là có thể khỏi. Tuy nhiên cách này vẫn chưa được kiểm chứng, chúng tôi vẫn khuyên anh em nên dùng thuốc để đảm bảo nhất. Cách này có thể tồn tại rủi ro như khả năng lây lan, lây bệnh chéo.
Sử dụng nước muối pha loãng
Dùng bông thấm nước muối pha loãng rửa sạch các mụn đậu ngoài da. Bôi các thuốc sát trùng nhẹ như Xanh methylen 2% hoặc cồn Iod 1-2%, ngày 1-2 lần ( nên bôi liên tục 3-4 ngày) Nếu mụn quá to thì có thể dùng dao sắc gọt cắt, sau đó bôi thuốc.
Trường hợp gà bị đau mắt thì dùng thuốc nhỏ mắt (sử dụng thuốc nhỏ mắt của người). Dùng các thuốc kháng sinh như Amoxycol, Genta-costrim, Ampicol… pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn cho gà, ngày 2 lần, dùng liên tục từ 3-5 ngày.
Một số kỹ thuật chăm sóc khi gà đá mắc bệnh
Theo dõi thường xuyên để điều chỉnh cách điều trị. Anh em cần đảm bảo cung cấp nguồn thức ăn sạch và đủ dinh dưỡng. Nếu nhận thấy gà khó nuốt thức ăn thì có thể sử dụng xilanh bơm các chất dinh dưỡng trực tiếp vào đường thực quản.
Giữ nhiệt độ thích hợp và tránh gió lùa, tách biệt những con gà đang bệnh ở khu chăm sóc riêng.
Luôn sử dụng các kỹ năng huấn luyện nhẹ để gà chọi không bị ù lì, chậm chạp sau khi khỏi bệnh. Một số trường hợp mặn đậu xuất hiện ở mắt cần vệ sinh thật kỹ, tránh trường hợp gà bị mù vĩnh viễn.
Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu ở gà hiệu quả
Sử dụng vacxin là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Chúng sẽ sản sinh kháng thể cho gà, có thể chống lại bệnh này. Nên sử dụng vacxin cho gà ngay khi gà được 7-10 ngày. Như vậy sẽ đảm bảo hạn chế tình trạng phát bệnh cho gà khi trưởng thành.
Che chắn để tránh gió lùa, Xây chuồng gà chọi thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hằng ngày vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, máng ăn, máng uống.
Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại 2 tuần/ lần, đối với khu chăn nuôi (ít nhất 1 tuần/lần) để tiêu diệt mầm bệnh.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh đậu ở gà
Bệnh đậu gà có lây sang người không?
Hiện nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào về vấn đề bệnh đậu gà lây sang người. Tuy nhiên để an toàn chúng ta cần phải chú ý đề phòng vì đây là bệnh ngoài da nếu tiếp xúc vẫn có khả năng lây lang khi chạm trực tiếp.
Bệnh đậu gà có vacxin không?
Hiện nay đã có vacxin phòng bệnh đậu gà. Để an toàn và đảm bảo sức khỏe cho những chú gà chọi các anh em hãy lưu ý mua vacxin tại các nhà thuốc thú y để sử dụng cho gà. Lúc nào việc phòng bệnh cũng hiệu quả hơn chữa bệnh anh em hãy lưu ý nhé.
Lời kết
Bệnh đậu gà nhìn chung không gây thiệt hại về số lượng gà đá khi anh em nuôi. Tuy nhiên lại ảnh hưởng đến quá trình phát triển của chúng sau này.Dưới góc thông tin mà chúng tôi chia sẻ, anh em có thể có những nhận biết nhất định về căn bệnh này, từ đó có cách chăm sóc và phòng ngừa hợp lý nhất.