Cách nuôi gà chọi C1 – Dinh dưỡng và chế độ tập luyện cho gà

Gà chọi C1 là tên dành cho những chiến kê được nhiều anh em đánh giá là đá hay. Chiến kê cần có những bài tập huấn luyện kết hợp với các kỹ thuật nuôi dưỡng kỹ lưỡng. Vậy cách nuôi gà chọi C1 như thế nào để chiến kê phát triển tốt? Dưới đây chúng tôi sẽ bật mí cho anh em cách chăm sóc đạt hiệu quả nhất!

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng của gà chọi C1

Đầu tiên trong cách nuôi gà chọi C1 anh em nên chú ý đến chế độ ăn uống và dinh dưỡng của gà. Không nên cho gà ăn uống linh tinh khiến gà không đi vệ sinh được, dễ mắc các loại bệnh về tiêu hóa.

Thức ăn cho gà

Thức ăn trong cách nuôi gà chọi C1 là điều cực kỳ quan trọng. Anh em muốn nuôi dưỡng chiến kê một cách khỏe mạnh đầy đủ cơ bắp cần lựa chọn các nhóm thức ăn giúp tăng sức đề kháng dẻo dai. Dưới đây là một số nguồn thức ăn bổ sung chuyên dụng cho gà giúp gà khỏe mạnh sung mãn trong những cuộc chiến.

Ngũ cốc

Điển hình nhất là thóc, cám gạo,.. đây là những loại thức ăn khá quen thuộc với gà đá, hơn nữa giá thành cũng tương đối rẻ nên lúa thóc là lựa chọn nhiều nhất trong các loại hạt ngũ cốc. Chiếm khoảng 60 – 70% lượng thức ăn chính của gà.

Lưu ý với thóc lúa anh em nên loại bỏ các hạt lép, ngâm nước và nảy mầm để tăng hàm lượng dinh dưỡng tăng lên nhiều lần. Ngoài những loại thực phẩm lúa thóc anh em có thể lựa chọn thêm các hạt khác như ngũ cốc, bắp, đậu,… Những loại thức ăn này có thể sử dụng cho gà từ 1 tháng tuổi trở lên.

Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi C1
Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi C1

Rau xanh

Rau xanh là loại thức ăn không thể thiếu, được xem là nguồn dinh dưỡng khá tốt cho gà, giúp chiến kê dễ tiêu hóa, hạn chế tình trạng xót ruột cắn mổ nhau. Bổ sung thêm các loại rau xanh như rau muống, xà lách, cà chua,… tùy thuộc từng cách chăm sóc anh em cân nhắc khẩu phần cho thích hợp.

Nên cho chiến kê ăn rau xanh vào buổi trưa và chiều khi đàn gà đã ổn định với lựa thức ăn chính. Đây là nguồn thức ăn dễ tiêu không ảnh hưởng đến sức khỏe gà chọi nên anh em có thể cho ăn thoải mái.

Mồi tươi

Các loại thịt động vật bổ xung chất dinh dưỡng, protein cho gà chọi một cách hiệu quả, đặc biệt là trước và sau những trận chiến căng thẳng sẽ giúp chiến kê nhanh hồi phục cơ bắp, tinh thần.
Mồi tươi cho gà bao gồm những loại thức ăn như động vật, hải sản, tôm cá hoặc bò sát. Tùy theo điều kiện của người nuôi mà lựa chọn các loại mồi tươi phù hợp. Một số mồi tươi cho gà chọi C1 phải kể đến như:

  • Sâu: cung cấp lượng lớn vitamin và các chất dinh dưỡng khác
  • Lươn: Giúp gà chọi sung mãn,cứng cáp hơn
  • Thịt bò: tăng cường hệ thống gân cơ ở gà
  • Trứng vịt lộn: đem lại nguồn chất dinh dưỡng dồi dào, chỉ cần cho gà ăn 2 quả/ tuần. Lưu ý anh em không nên lạm dụng chúng khiến gà chọi tăng cân rất nhanh.
Mồi tươi bổ sung cho gà chọi
Mồi tươi bổ sung cho gà chọi

Thức ăn bổ sung

Ngoài các loại thức ăn được liệt kê ở trên anh em có thể bổ sung thêm các loại thức ăn khác như tỏi, gừng, rượu, trà. Chúng có tác dụng giúp khắc phục tình trạng gà ăn không tiêu, tăng cường sức khỏe. Và nên kết hợp với các bài thuốc om bóp cho gà để đem lại hiệu quả cao.

Khẩu phần ăn khi đàn con tách mẹ

  • Cám gạo: 10%
  • Bắp: 20%
  • Thóc: 30%
  • Cá nấu chín xay nhuyễn: 20%
  • Rau xanh: 20%

Khẩu  phần ăn cho gà chọi thi đấu

  • Lúa, gạo: 0,25kg
  • Rau xanh( giá, cà chua): 0,1kg
  • Mồi tươi( thịt bò, lươn): 0,10kg

Bổ sung dinh dưỡng cho gà chọi bằng thuốc

Ngoài ra một trong cách nuôi gà chọi C1 hiệu quả anh em có thể bổ sung thêm các loại thuốc dinh dưỡng dành riêng cho gà chọi. Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số sản phẩm dành riêng cho gà chọi, như:

Thuốc Anti

Đây là loại thuốc tăng trưởng cho gà đặc biệt dành riêng cho những chú gà chọi được nhập. Khi thay đổi môi trường sống rất dễ gây kích ứng ở gà dẫn đến suy nhược. Chính vì vậy lúc này anh em nên bổ sung thêm thuốc Anti cho chiến kê. Công dụng chủ yếu phải nói đến chính là:

  • Tăng hàm lượng vitamin hỗ trợ sinh sản cho gà
  • Tăng hệ miễn dịch, hỗ trợ sức đề kháng cho gà
  • Cân bằng độ ẩm khi thay đổi môi trường sống
  • Tăng sản lượng sinh sản ở gà mái, nâng cao chất lượng trứng, khỏe mạnh
Cách nuôi gà chọi C1 bằng thuốc Anti
Cách nuôi gà chọi C1 bằng thuốc Anti

Thuốc Tylo

Loại thuốc này có công dụng giúp chiến kê phòng tránh các loại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp như:

  • Nhiễm trùng đường ruột: Viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi
  • Bệnh tiêu hóa kiết lỵ: Viêm dạ dày, tiêu chảy,…
  • Một số trường hợp như gà chọi bị xù lông, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi,…
Thuốc Tylo cho gà chọi C1
Thuốc Tylo cho gà chọi C1

Chế độ chăm sóc và tập luyện cho gà

Sau khi tìm hiểu chế độ dinh dưỡng trong cách nuôi gà chọi C1, dưới đây chúng tôi sẽ bật mí kỹ thuật chăm sóc và tập luyện cho gà để tăng sức dẻo dai trước khi tham gia vào các trận chiến.

Công thức tập luyện cho gà chọi

Các kỹ thuật và cách nuôi gà chọi C1 không phải là dễ dàng, tuy nhiên anh em có thể biến chú gà của mình trở thành một chiến kê dũng mãnh nhờ các phương pháp khoa học. Đặc biệt cách vần gà chọi là một trong những kỹ thuật quan trọng anh em nên thực hiện đều đặn để giúp chiến kê của mình trở nên sung sức hơn.

Công thức vần gà

Vần gà là phương pháp quan trọng giúp chiến kê dũng mãnh và sung sức hơn. Công thức vần gà hiệu quả thường gồm các bước sau:

  • Vần đòn 1: Anh em vần 1 hồ đòn 15 – 20 phút sau đó cho gà chọi nghỉ ngơi 8 ngày, vần 1 hồ hơi 30 – 40 phút rồi cho nghỉ 10 ngày
  • Vần đòn 2: Khi tiếp tục vần gà 2 hồ đòn khoảng 17 – 25 phút và cho chiến kê nghỉ 14 – 20 ngày. Thực hiện vần 2 hồ hơi khoảng 30 – 40 ngày sau đó cho chiến kê nghỉ 10 ngày
  • Vần đòn 3: Thực hiện vần gà 3 – 4 hồ đòn trong vòng 17 – 25 phút sau đó cho nghỉ từ 21 – 28 ngày. Sau đó khoảng 3 ngày sư kê nên vần hồ 4 từ 30 – 40 phút rồi cho nghỉ từ 10 ngày.

Áp dụng công thức vần gà kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để quá trình nuôi gà chọi C1 hiệu quả hơn.

Chế độ chăm sóc tập luyện cho gà chọi
Chế độ chăm sóc tập luyện cho gà chọi

Công thức quay thóc

Đây là cách tập luyện cho chiến kê đi bộ bằng cách sư kê cầm thóc để nhử gà đang đói chạy xoay tròn một chỗ. Nên cho gà chạy lồng và quay thóc thóc khoảng 110 vòng/ngày.

Ví dụ: Hôm nay anh em cho gà chạy lồng 80 vòng thì số vòng quay thóc là 110 – 80 = 40 vòng. Cho chiến kê tập quay tại chỗ 10 vòng theo kim đồng hồ và 10 vòng ngược kim đồng hồ.

Lưu ý: Ở giai đoạn cuối kỳ tập để chờ vần gà, anh em nên giảm số vòng lại tránh trình trạng mỏi gà.

Công thức om chườm vào nghệ cho gà C1

Nhìn vào một chiến kê, ngoại hình là thứ thu hút đầu tiên vào mắt người chơi. Một chú gà chọi có dáng vẻ oai phong, với màu da đỏ như gấc chắc chắn khiến anh em chơi gà mê mệt. Chính vì vậy anh em cần nắm rõ được các công thức vào nghệ và ra nghệ dành cho gà chọi C1.

Công việc cần làm mỗi ngày anh em đó là: sáng vào nghệ, trưa phun nước trà ra nghệ lần 1, chiều phun nước trà và ra nghệ lần 2. Trước mỗi bữa ăn nên om nóng cho chiến kê và thực hiện ra nghệ lần thứ 3, cuối cùng tắm xoa khô và mắc màn ngủ cho gà chọi ngủ

Vào nghệ

Đây là một số công thức vào nghệ được nhiều anh em sư kê lâu năm chia sẻ. Đầu tiên anh em nên chuẩn bị một số nguyên liệu cần thiết như:

  • Bột nghệ đỏ
  • Long não
  • Cây xuyên khung
  • Phèn chua giã nhuyễn
  • Rượu trắng 40 độ

Làm sạch tất cả các nguyên liệu sau đó cho vào bình thủy tinh ngâm trong vòng 1 tháng để sử dụng. Nếu với lần đầu tiên thực hiện phương pháp vào nghệ cho gà anh em nên nhờ một người cố định sau đó dùng chổi sơn để quét nghệ cho gà chọi.

Trước tiên nên quét ở phần đầu cổ, tránh tình trạng rượu rơi vào mắt gà chọi, rượu cay có thể làm ảnh hưởng đến thị lực của gà. Tiếp theo anh em chuyển xuống vị trí lườn cánh và bến dưới cánh của chiến kê. Quét phần đầu và phủ kín, đặc biệt phần ức là bộ phận đỡ đòn nên bạn nên quét dày hơn.

Tiếp tục di chuyển xuống phần bụng và phao câu, thực hiện vào nghệ giống như các bộ phận trên khi chuyển xuống phần đùi và chân. Đối với vùng chân nên tránh quét rượu nghệ vào các khớp của gà.

Sau khi hoàn thành anh em cần phơi nắng chiến kê trong khoảng 1 – 2 giờ để lớp nghệ khô hoàn toàn. Nên thực hiện vào nghệ buổi sáng tránh ánh nắng trưa gay gắt.

Cách vào nghệ cho gà chọi
Cách vào nghệ cho gà chọi

Ra nghệ

Trong cách nuôi gà chọi C1, công thức ra nghệ cũng vô cùng quan trọng, bởi kỹ thuật phải đúng mới đảm bảo gà khỏe mạnh.

Không nên để nghệ bám trên da đầu quá lâu, cần thực hiện ra nghệ đúng cách tránh tình trạng bít kín lỗ chân lông của gà. Sau khoảng 3 – 5 tiếng có thể bắt đầu thực hiện tránh để sang ngày hôm sau. Tốt nhất anh em nên sử dụng nước ấm để làm sạch da hoặc tận dụng nước ngải cứu hoặc chè xanh để phát huy công dụng tốt hơn.

Hướng dẫn làm chuồng trại trong cách nuôi gà C1

Một tròn cách nuôi gà chọi C1 đúng cách hiệu quả chính là cách làm chuồng trại cho gà. Trước khi làm chuồng trại anh em nên chọn hướng tốt, che chắn kỹ lưỡng, tránh gió, điều này giúp gà phát triển khỏe mạnh hơn:

  • Vị trí làm chuồng: Nên chọn làm chuồng theo hướng Đông hoặc Đông Nam, tránh ánh nắng gắt và gió lùa, xung quanh chuồng cần làm lưới B40 giúp bảo vệ gà tốt hơn
  • Lồng úm: Anh em có thể áp dụng kích thước chuẩn 2m x 1m x 0,3m để nuôi với số lượng 100 gà con. Tùy vào mật độ nuôi chủ nhân nên lựa chọn kích thước phù hợp nhất
  • Sàn chuồng: Sau khi xây dựng chuồng trại, anh em có thể dùng thép, tre làm sào đứng và sàn cho gà nên cách mặt đất 0,5m để thuận lợi cho việc dọn dẹp, vệ sinh.

Cách chọn giống gà chuẩn gà chọi C1

Để có những chú gà chọi C1 đạt chuẩn nhất để tham gia các trận chiến đá gà trực tiếp C1 anh em cần có những cách chọn giống gà khỏe, không bệnh tật. Những chiến kê có ngoại hình to lớn, xương to, cơ bắp nở nang, với đôi chân dày cứng sẽ trở thành những lựa chọn đầu tiên.

Màu sắc lông da

Từ xa xưa, người chơi gà sẽ dựa vào màu lông mà chọn ra những linh kê thực thụ. Trong những cách chọn giống gà chọi C1, chọn theo màu lông, màu da được đánh giá là có độ chính xác cao, 70% có thể chọn được chiến kê từ phương pháp này.

Màu lông

  • Chiến kê sở hữu bộ lông màu đen tuyền, loại này chiếm tỷ lệ khá cao
  • Những chú gà Tía sở hữu bộ lông đen, lông mã
  • Gà ó: bộ lông tương đối giống màu của chim ó
  • Gà Nhạn: với bộ lông trắng toàn thân
  • Đặc biệt những chiến kê có bộ lông 5 màu (đỏ, đen, vàng, trắng, xám)

Bên cạnh đó, còn một số màu lông pha tạp như gà đen có trắng cũng rất được sư kê yêu thích.

Cách chọn giống gà chuẩn C1
Cách chọn giống gà chuẩn C1

Màu mỏ

Đối với phần màu của mỏ gà cũng có rất rất nhiều màu sắc đa dạng khác nhau. Nhưng chủ yếu là mỏ có màu vàng, trắng ngà, màu đen hay xanh lợt chuối.

Màu chân

Các lớp biểu bì hóa sừng ở bàn chân và nhón chân của gà chọi C1 cũng có nhiều màu sắc khác nhau giữa các thế. Thậm chí, có một số cá thể còn có song màu, tức là 2 chân có 2 màu khác biệt. Anh em thường bắt gặp nhất là gà có 2 chân màu đen, vàng, vàng đốm nâu, xanh lợt, một chân trắng hoặc đen.

Cựa gà thường có màu giống với đôi chân, tuy nhiên có một số trường hợp chiến kê có màu cựa khác dù 2 chân có cùng màu.

Màu chân gà đạt chuẩn
Màu chân gà đạt chuẩn

Màu da

Với những phần ở da đầu, da cổ, da ức, da đùi và da hồng chủ yếu có màu đỏ và rất dày. Còn những phần da khác ở bộ phận lưng, cạnh, nách lại có màu trắng, vàng và da rất mỏng.

Tầm góc gà chọi C1

Thường gà chọi C1 có vóc dáng khá cao lớn, chân to, ống xương chân cũng phát triển, ngón dài và khỏe, bàn chân của các con gà trưởng thành có thể dài đến 15cm, phần ngực rộng và nổi rõ.

Tuy nhiên, phần bụng lại rất thon gọn, khoảng cách giữa 2 mỏm xương chậu khá hẹp. Phần phao câu và lông rất phát triển có thể dài đến 30cm. Những con gà ở tuổi trưởng thanh có thể đạt đến 5kg, song thường gặp chỉ từ 3.5 – 4.5 kg.

Nhưng trong quá trình huấn luyện và nuôi dưỡng, sư kê thường khống chế cân nặng của gà trống chỉ tầm 3 – 3.8kg, khoảng khối lượng này giúp gà phát huy tốt nhất các lối đá của mình.

Những đặc điểm ngoại hình khác

Ngoài ra, anh em có thể chọn gà chọi C1 thông qua những đặc điểm khác như:

  • Chọn những chú gà chọi thường có ít lông, nhưng lông phải to, dài, cứng và giòn
  • Các bộ phận như đầu, cổ, ngực, đùi phải thưa lông nhưng bộ cánh lại có lông phát triển, điều này giúp chúng bay cao để tung ra đòn đá
  • Quan tâm đến những chiến kê có mặt gọn gàng, không có tích, tai ít phát triển
  • Phần mồng nhỏ và thấp, chủ yếu có 3 loại mồng là dâu, lá và cục
  • Phần mỏ gà to, khỏe và ngắn, nhọn
  • Mắt gà sâu, nhỏ, phần mí mắt dầu có nhiều màu sắc như bắt bông, mắt đen, xanh,…
Một số đặc điểm ngoại hình khác
Một số đặc điểm ngoại hình khác

Tổng kết

Bài viết đã tổng hợp tất cả các cách nuôi gà chọi C1 hiệu quả. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp anh em có thể áp dụng vào kỹ thuật nuôi đạt chuẩn nhất!

Secured By miniOrange