Cách chữa bệnh thương hàn ở gà – Thuốc đặc trị bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn ở gà có thể nói là một trong những loại bệnh phổ biến nhất. Bệnh có triệu chứng khá tương tự với những loại bệnh khác, do đó khó phát hiện và điều trị đúng cách. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu về bệnh thương hàn cũng như các phác đồ điều trị bệnh chi tiết.

Bệnh thương hàn ở gà là gì?

Bệnh thương hàn ở gà trên gà hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng toàn thân cấp tính. Căn bệnh có thể xảy ra ở cả gà lớn và gà nhỏ dẫn đến tiêu chảy phân trắng, gà gầy yếu, tỷ lệ chết cao. 

Vi khuẩn Salmonella gallinarum có thể lây lan và nhiễm vào trứng. Do đó, bênh này được xem là khá nguy hiểm, các sư kê nên hết sức cẩn thận trong quá trình nuôi trước khi tham gia đá gà trực tiếp

Tại sao gà lại bị bệnh thương hàn?

Bệnh thương hàn ở gà diễn ra là do vi khuẩn Salmonella Gallinarum gây ra, chúng có thể sống ký sinh ở cả động vật máu lạnh và động vật máu nóng. 

Vi khuẩn gây ra bệnh thương hàn ở gà
Vi khuẩn gây ra bệnh thương hàn ở gà

Bộ phận chính của gà mà vi khuẩn sẽ ký sinh đó là buồng trứng hoặc dịch hoàn đối với gà trưởng thành. Với gà con chúng sẽ ký sinh trong máu và túi lòng đỏ chưa tiêu. 

Các dấu hiệu nhận biết khi gà bị bệnh thương hàn

Để có thể thực hiện điều trị sớm cũng như hạn chế tình trạng bệnh chết ở gà, bạn cần phải nhận biết các triệu chứng sau của bệnh thương hàn ở gà

  • Gà con: Gà mắc bệnh thương hàn thường bị tiêu chảy, đi ngoài liên tục. Phân gà màu trắng, chứa nhiều chất nhầy. Quan sát hậu môn ta thấy phân dính ở lông đuôi, với gà bệnh nặng hơn sẽ bị trướng bụng khả năng dẫn tới chết. 
  • Gà trưởng thành: Kén ăn, phân vàng, gà ủ rũ, chết đột ngột do nội tạng bị nhiễm trùng.
  • Gà đẻ: Đặc biệt đối với gà đẻ mắc bệnh thương hàn, sản lượng trứng sẽ giảm đáng kể. 
Các dấu hiệu khi gà bị bệnh thương hàn ở gà
Các dấu hiệu khi gà bị bệnh thương hàn ở gà

Ngoài những dấu hiệu trên gà đang bị bệnh thương hàn, bạn cũng cần quan sát cơ thể sau khi chết của gà bệnh. Nguyên nhân là những triệu chứng bệnh rất phổ biến và dễ nhầm lẫn. 

  • Gà con: Lòng đỏ khó tiêu, gan bị hoại tử và có nốt sần.
  • Gà đẻ, gà trưởng thành: Gan bị hoại tử với các nốt trắng như đinh ghim, tim, mề, phổi, ruột đều bị hoại tử, ruột non bị loét, gà đẻ yếu dẫn đến trứng bị biến dạng.

Các phương pháp điều trị bệnh thương hàn ở gà

Điều đầu tiên sau khi phát hiện ra bệnh thương hàn ở gà, người chăn nuôi cần phải thực hiện ngay việc cách ly chuồng trại giữa những cá thể gà có bệnh và không. Bên cạnh đó thực hiện khử trùng chuồng trại ngay lập tức.

Sau đó cần lựa chọn và thực hiện một trong 3 phương pháp điều trị sau đây:

  • Phương pháp 1: FLOR 200

Pha với nước uống thuốc FLOR 200 theo liều 1ml/10kg thể trọng. Bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng: Dùng GLUCO K-C Herbal 2g /1 lít nước, bổ gan thận 1ml /1 lít nước.

  • Phương pháp 2: COLISTIN-G750

Pha với nước uống hoặc trộn thức ăn bằng thuốc COLISTIN-G750 liều lượng 1g / 4-5kg thể trọng. Bồi bổ và tăng sức đề kháng bằng cách dùng cốm B.COMPLEX C NEW liều 1g / 2 lít nước + MEN LACTIC liều 1g / 1 lít nước. 

Phương pháp điều trị bệnh thương hàn ở gà
Phương pháp điều trị bệnh thương hàn ở gà
  • Phương pháp 3: G-NEMOVIT

Pha với nước uống hoặc trộn thức ăn thuốc G-NEMOVIT liều lượng 1g/ 3-5 kg thể trọng. Bồi bổ, tăng sức đề kháng bằng B.COMPLEX liều 1g / 2 lít nước + MEN LACZYME liều 10g / 3kg thể trọng.

Những biện pháp phòng chống bệnh thương hàn

Không chỉ có các phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời, người chăn nuôi đòi hỏi quá trình chăm sóc và hồi phục kỹ càng. Đặc biệt là thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống bệnh thương hàn ở gà

Thực hiện vệ sinh chuồng trại gà ở

Không chỉ khi xảy ra bệnh thì bạn mới thực hiện vệ sinh chuồng trại. Mà phải thực hiện điều này thường xuyên và định kỳ. Điều này không chỉ hạn chế tình trạng bệnh thương hàn ở gà mà nó còn ngăn cản các loại vi khuẩn gây ra các loại bệnh khác.

Ngoài ra, người chăn nuôi cần thực hiện thêm phun thuốc khử trùng thường xuyên. Nhằm mục đích loại bỏ các tác nhân gây bệnh có thể xảy ra. 

Bảo quản thức ăn kỹ càng

Bên cạnh tác nhân gây bệnh xâm nhật từ bên ngoài như thời tiết, chuồng trại thì thức ăn, nước uống là một trong những yếu tố chính.

Những biện pháp phòng chống bệnh ở gà
Những biện pháp phòng chống bệnh ở gà

Thức ăn chăn nuôi gà rất dễ dàng lên mốc, tạo ra các loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể gà. Do đó nên bảo quản thức ăn cho gà ở nơi khô thoáng, thoáng mát và sạch sẽ. 

Tiêm phòng cho gà theo lịch

Dù nuôi gà chọi hay nuôi gà thịt thì người nuôi cũng cần thực hiện tiêm phòng cho gà. Ngoài bệnh thương hàn ở gà thì còn rất nhiều loại bệnh mà người chăn nuôi cần phải thực hiện.

Việc tiêm phòng vacxin cho gà giúp giảm đi tình trạng bệnh diễn ra ở gà cũng như giảm số lượng gà bị lây lan bệnh khi có một cá thể bị bệnh. 

Kết luận 

Vừa rồi là những thông tin cũng như cách điều trị bệnh thương hàn ở gà. Người chăn nuôi nên tuân thủ các biện pháp phòng tránh bệnh đầy đủ để giảm thiệt hại khi bệnh xảy ra. Đặc biệt nên thực hiện tiêm phòng đầy đủ dù nuôi gà chọi hay gà thịt. Hy vọng bài viết trên bổ ích, giúp ích được quá trình nuôi gà của các bạn.

Secured By miniOrange