Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà hay còn có tên gọi của bệnh cầu trùng gà. Biểu hiện rõ nhất là gà bị chậm chạm, giảm ăn, khô chân, xệ cánh không thể đi lại được. Đây là căn bệnh nguy hiểm làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và tình hình phát triển chung của đàn gà. Đặc biệt chú ý phòng bệnh sớm khi nuôi, đặc biệt là nuôi gà chọi.
Sơ lược về bệnh viêm ruột hoại tử ở gà
Gà bị bệnh viêm ruột là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa, rất khó chữa trị và thường sau khi khỏi bệnh, khả năng phát triển của gà cũng trở nên kém hơn.
Viêm ruột hoại tử ở gà là bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không có pháp phòng chống bệnh sớm. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn Clostridium perfringens gây ra cho gà trong mọi hình thức chăn nuôi, dễ thấy nhất là ở mô hình gà nuôi nhốt số lượng lớn.

Bệnh viêm ruột hoại tử là do Clostridium perfringens
Clostridium perfringens là vi khuẩn gram (+) và là một thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột của gia cầm. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ nhân đôi lên với tốc độ chóng mặt, sản sinh ra nhiều độc tố trong đường ruột dẫn đến hoại tử.
Nhóm vi khuẩn này tồn tại ở khắp nơi như rác, đất, phần, thức ăn hỗn hợp hay chất độn chuồng. Vì vậy rất nguy hiểm nếu như không chăm sóc và phòng bệnh kỹ.
Mức độ nguy hiểm khi gà bị bệnh
Gà sau khi bị bệnh viêm ruột hoại tử có triệu chứng rất dễ thấy trong thời gian ngắn. Các triệu chứng lâm sàng thường biểu hiện trong thời gian từ 1-2 ngày và gây tử vong ngay trong 2 giờ sau đó.

Biểu hiện gà mắc bệnh viêm ruột hoại tử
Gà khi mắc bệnh viêm ruột hoại tử xảy ra ở thể cấp tính và mãn tính với các triệu chứng khá giống bệnh APV trên gà bao gồm:
- Gà bị xù lông, suy yếu nhanh và gà bị yếu chân hạn chế đi lại.
- Tiêu chảy trong nhiều giờ và diễn ra liên tục.
- Phân gà khô màu đen như máu đông, đôi khi có chất dịch nhầy.
- Gà ít ăn hoặc không ăn gì, dẫn đến cơ thể mất sức mất nước.
- Sau vài giờ hoặc một ngày, gà không thể tự đứng và đi lại được.
- Ở thể mãn tính: Gà chậm lớn, sụt cân hoặc không phát triển trong khi ăn uống bình thường.
Mức độ nguy hiểm khi gà bị bệnh viêm ruột hoại tử
Vi khuẩn gây bệnh viêm ruột hoại tử thưởng cư trú và gây biến đổi làm tăng độ Ph trong ruột, làm giảm lượng oxy trong các cơ quan tiêu hóa. Bệnh có tỷ lệ tử vong lên đến 70-80% và thường nhạy cảm với gà ở 25 tuần tuổi.
Đối với gà đẻ hoặc thời kỳ đẻ cao rất dễ bị bệnh, đặc biệt vi khuẩn xâm nhập sẽ khiến chúng bị đồng thời bệnh viêm ruột hoại tử và bệnh cầu trùng. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong việc điều trị bệnh, làm giảm năng suất và tăng chi phí nuôi gà lên rất cao.

Phương pháp phòng chống bệnh hiệu quả
Gà sau khi bị bệnh sẽ có tỷ lệ hồi phục là 25%, thường sẽ chết ngay hoặc để lại rất nhiều di chứng. Đặc biệt là gà chọi khi mắc bệnh viêm ruột hoại tử sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng chiến đấu, tỷ lệ di truyền gen trội và phát triển thể lực. Vì vậy người nuôi cần trang bị những kiến thức phòng chống bệnh sớm và hiệu quả.
Vệ sinh chuồng đúng quy trình
Một trong những yếu tố lưu trữ mầm bệnh và kích thích vi khuẩn là trong thức ăn và lớp lót chuồng. Vì vậy để phòng chống, người nuôi cần vệ sinh chuồng bằng cách phun khử trùng trước khi đón lứa gà mới. Không nên nuôi gối đầu, đảm bảo dọn dẹp phân gà định kỳ.
Tiêm phòng bệnh cho gà
Nên tiêm phòng cho gà khi đạt 9-10 ngày tuổi bằng thuốc kháng sinh hay Bio-Diclacox. Điều này hỗ trợ gà có thể chống lại các nguồn lây từ khi còn nhỏ, đảm bảo hệ đường ruột được bảo vệ an toàn.

Kiểm soát hàm lượng thức ăn phù hợp
Khi nuôi gà nên sử dụng khẩu phần chứa hàm lượng protein thấp hoặc khẩu phần có nguồn protein tiêu hóa, kết hợp với các enzyme, men vi sinh hay chế phẩm sinh học. Điều này hỗ trợ gà có thể phát triển đường ruột và sản sinh ra kháng thể.
Không nên cho ăn những loại thức ăn có kích thước hạt khác không đồng đều, thức ăn bị nhiễm nấm độc hay sản sinh ra độc tố. Hạn chế thay đổi khẩu phần ăn đột ngột cho gà.
Kiểm soát tập tính và duy trì nhiệt độ
Gà thường có một tập tính sống khá lành và dễ bị tác động bởi ngoại cảnh dẫn đến stress. Đối với gà chọi, trường hợp này xảy ra khá ít và hầu như không có. Tuy nhiên ở các trang trại gà thịt, gà lấy trứng thì hầu như phổ biến.
Nên hạn chế tối đa các tác động gây căng thẳng cho gà, thời điểm nắng nóng cần có biện pháp chống nóng và duy trì nhiệt độ. Đối với mùa gió và các thời điểm giao mùa, nên quản lý chuồng trại để tránh các kẽ hở gây gió lùa vào gà. Đảm bảo gà phát triển trong môi trường thích hợp nhất.
Kết luận
Dagatructiepthomo đánh giá Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà mang tính nghiêm trọng cao, đồng thời khiến gà bị nhiễm các bệnh lây truyền khác dẫn đến dịch bệnh. Vì vậy người nuôi gà cần thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tốt, đảm bảo các lứa gà đều phát triển mạnh khỏe.