Bệnh nấm phổi ở gà phát triển trong thời tiết nắng nóng, khí hậu ẩm. Đang là mối lo lắng của nhiều bà con chăn nuôi. Bà con không có phương pháp điều trị, gà có thể tử vong. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp một số phương pháp điều trị loại bệnh này, theo dõi bài viết nhé!
Bệnh nấm phổi ở gà nguyên nhân do đâu?
Bệnh nấm phổi ở gà nguyên nhân chủ yếu do nấm Aspergillus Fumigatus, Mucoraceae, A. flavus xâm nhập vào gây bệnh cho gia cầm và chim. Trong đó vịt, gà là đối tượng mẫn cảm nhất.
Bào tử nấm có dạng hình tròn, xếp thành chuỗi, có khả năng chống chịu nhiệt độ và hóa chất cao. Aspergillus Fumigatus lây truyền theo đường hô hấp đến phổi, nấm bệnh không truyền từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe mạnh.
Sau đó trong quá trình di chuyển để sinh sản, các tế bào nấm sản sinh độc tố và làm tổn thương mô, sau đó sợi nấm xuyên qua thành mạch máu để định vị ở gan, ruột, não, mắt. Các chất độc này là nguyên nhân gây nhiễm độc máu khiến gia cầm nhiễm độc toàn thân, co giật và chết.

Biểu hiện nhận biết gà bị bệnh nấm phổi sớm nhất
Bệnh nấm phổi ở trạng thái cấp tính thường gặp ở gà còn. Nếu gà hít phải bào tử nấm ngay từ 5 ngày tuổi cũng có thể phát bệnh.
Thông thường bệnh xuất hiện khoảng 2 – 4 tuần tuổi từ trong tủ ấp, ủ nở có chứa tế bào nấm. Tỷ lệ chết có thể lên đến 80%, trường hợp sống sót khá hiếm.
Triệu chứng bệnh nấm phổi ở gà rất dễ nhận biết với biểu hiện kén ăn, khó thở, thở nhanh, khi bắt lên có thể nghe rõ tiếng thở phát ra từ phổi. Dần dần gà bị khô chân, khô mỏ, gà ỉa phân trắng, một số gà có triệu chứng co giật. Khi đó, chất độc đã lan dần đến các dây thần kinh, chúng gầy yếu dần rồi chết.

Bệnh tích của gà khi mắc bệnh nấm phổi
Ở phổi, các túi khí và màng phổi của gà mắc bệnh có các hạt nhỏ màu vàng, xanh xám, kích thước rất nhỏ. Khi bấm vào có độ dai và cứng, đây là những ổ nấm gây bệnh.
Từ các ổ nấm này sẽ phát triển sang các bộ phận khác như thanh quản, ruột, não, gan, mắt,… Trên màng bụng và các túi khí có mủ fibrin, tạo thành các đám mây màu vàng xám.
Phân biệt chẩn đoán bệnh nấm phổi ở gà
Vì rất có thể nhầm lẫn bệnh nấm phổi ở gà với các bệnh hô hấp mãn tính, bệnh do E.coli hay viêm phế quản, bởi chúng có biểu hiện khá giống nhau, chính vì vậy bà con nên chú ý phân biệt thật chính xác:
Bệnh hô hấp mãn tính
Triệu chứng điển hình của gà là ủ rũ, xù lông, cũng kém ăn nhưng thường xuyên chảy nước mũi, mắt có vảy, mặt phù nề, nhất là mào tím tái. Bệnh tích biểu hiện ra bên ngoài khi gà chết: gà gầy, mào tím tái.
Bệnh E.coli
Thông thường từ 4 – 9 tuần tuổi dễ mắc bệnh và thời gian trước khi sinh sản. Triệu chứng gà ủ rũ, khó thở và nhịp thở tăng, khô chân, khô mỏ, tiêu chảy. Các tổn thương bên trong túi khí bị viêm và có thể xuất hiện mụn nước.

Viêm phế quản
Gà có biểu hiện sốt, xù lông, kén ăn và khó thở bằng miệng, đặc biệt luôn kèm theo tiếng khò khè kèm theo chảy nước mắt, nước mũi. Tổn thương bên trong phế quản làm co thắt các túi khí xuất huyết điểm và khí quản xuất huyết thành vệt dài.
Bệnh viêm thanh khí quản
Gà có triệu chứng đặc biệt là da xanh tím do máu thiếu oxy. Gà còn có những biểu hiện khó thở nhưng thở khò khè khá khác với các bệnh khác. Ngoài ra thường xuyên chảy nước mắt, nước mũi.
Bệnh tích biểu hiện ở khí quản viêm và có xuất huyết đỏ, khi mở khí quản cho thấy chất nhầy và máu. Thấy trong thanh quản xuất hiện bã đậu màu trắng và kết thành cục dài, sau khoảng 4 – 7 ngày.
Cách điều trị bệnh nấm phổi ở gà hiệu quả
Bệnh này có thuốc đặc trị nên khi thấy gà có những dấu hiệu bất thường bà con cần chẩn đoán đúng bệnh rồi mới tiến hành điều trị.
- Trộn Quixalus vào thức ăn, tỷ lệ 1g/1kg, cho gà dùng liên tục 7-10 ngày. Ngoài ra, bổ sung thêm thuốc tím Gentian và axit Propionic với tỷ lệ 0,5 – 1,5g/kg thức ăn. Thiabendazone – 0,1g/kg thức ăn.
- Kiên trì áp dụng cách trên cho gà ít nhất 5 – 10 ngày liên tiếp, cho đến khi gà giảm các triệu chứng bệnh. Đừng quên bổ sung đường Glucose và vitamin C vào nước uống để giải độc cho gà.
- Ngoài ra bà con có thể dùng thuốc đặc trị bệnh nấm phổi cho gà như Bio-Fungicide Oral hoặc Bio-Neo.Nysta. Thêm 0,25% Copper Sulfate vào nước uống sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
- Trường hợp gà có biểu hiện ho ra máu nên tiêm thêm Bio-Ceptiofur hoặc Bio-Ceftri-Bactam.

Biện pháp phòng bệnh nấm phổi cho gà
Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh nấm phổi ở gà chắc hẳn bà con chăn nuôi đã thấy chính vì môi trường sống không đảm bảo, thức ăn không đảm bảo vệ sinh,… là điều mà bà con cần hết sức lưu ý. Vì vậy chỉ cần chú ý những vấn đề này thì nguy cơ giảm thiểu bệnh là rất cao.
Để phòng bệnh nấm phổi cho gà cần lưu ý một số vấn đề như:
- Vệ sinh chuồng trại định kỳ, sát trùng chuồng trại, thay chất nuôi thường xuyên.
- Thức ăn không nên cho quá nhiều, vừa lãng phí vừa dễ bị mốc. Chú ý thường xuyên thay thức ăn, vệ sinh khay ăn, khay uống của gà.
- Nếu dùng máy ấp hoặc soi trứng gà phải vệ sinh nghiêm ngặt qua từng lứa.
- Thường xuyên dùng dung dịch formol 2 – 3% sulfat đồng (CuSO4) 1% để sát trùng, diệt nấm mốc trong chuồng trại.
- Tăng cường hệ miễn dịch giúp gà khỏe mạnh hơn, vượt qua bệnh tật.
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin tổng hợp tất cả các biểu hiện và cách điều trị bệnh nấm phổi ở gà. Hy vọng qua bài viết trên bà con đã biết cách chăm sóc đàn gà của mình một cách hiệu quả nhất!