Bệnh nấm chân gà sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của các chiến kê. Sau đây là hướng dẫn cách phát hiện và điều trị bệnh nấm chân gà hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Tác hại của bệnh nấm chân gà
Bệnh nấm chân gà mang những triệu chứng dễ thấy như sự xuất hiện của các đốm hồng, nốt sần ở vảy chân. Điều này khiến gà bị ngứa chân, mất ngủ và giảm lực đá ở một số chiến kê. Nếu kéo dài tình trạng này có thể dẫn đến hoại tử, mất chân.
Nguyên nhân gây bệnh nấm chân ở gà
Nguyên nhân bệnh nấm chân gà chủ yếu có thể là do môi trường nuôi nhốt không được sạch sẽ, tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển là ký sinh dưới lớp biểu bì da ở chân gà đá. Một nguyên nhân khác như bị lây truyền khi tiếp xúc qua các vết thương của đối thủ trong trận đấu gà.
- Các kỳ vần hơi, vần đòn ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng chưa thể phục hồi ngay, khiến gà bị sưng chân ở các cụm bàn chân.
- Gà đá về bị nấm chân nhưng không được phát hiện sớm và trị kịp thời. Một phần là do nhiễm trùng nhưng lại không làm sạch vết thương trước khi băng bó cho gà.
- Gà bị lạnh chân hoặc vi khuẩn xâm nhập từ cánh hoặc mỏ.
- Các vi khuẩn nấm xâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn, gà có tập tính ăn tạp vì vậy rất có thể trúng ăn sỏi hoặc cát có chứa vi khuẩn.

Dấu hiệu nấm chân ở gà chọi trưởng thành
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất, phải kể đến như chân gà xuất hiện các đốm trắng hoặc đỏ. Các đốm này tụ lại ở vảy gà, khiến vảy chân phồng lên. Nghiêm trọng hơn là các vết thương ở dưới lòng bàn chân gà sưng rộp và chảy mủ ra ngoài.
Các nốt sần ở vảy nếu không được chữa trị sẽ lan rộng ra toàn bộ vùng chân, khiến gà cảm thấy ngứa ngày. Một số biểu hiện đặc trưng ở giai đoạn này là chúng thường chúi mỏ xuống phần chân để “gãi” ngứa.
Thường đứng không vững và nếu bị hoại tử thì chúng sẽ có biểu hiện như ít đi lại, hoạt động, lực đá không còn chuẩn như trước.
Nếu để các vết thương mà không can thiệp biện pháp chữa trị, về lâu các vết thương lan rộng dẫn đến hoại tử chân. Điều này là một bất lợi lớn, đặc biệt là các chiến kê.
Cách điều trị bằng mẹo dân gian hiệu quả
Theo kinh nghiệm của những người đi trước thì có rất nhiều phương pháp chữa bệnh gà bị nấm vảy chân. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng nhanh chóng và hiệu quả hoặc dễ dàng áp dụng. Dưới đây là tổng hợp những mẹo dân gian chia sẻ đến các bạn cách chữa gà bị nấm chân được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả rất tốt.

Cách 1: Dùng nước muối
Muối được coi là một chất khử trùng cực kỳ hiệu quả được y học kiểm nghiệm và đánh giá cao. Để áp dụng phương pháp này, đầu tiên bạn chuẩn bị một thau nước ấm, cho một ít muối vào và khuấy đều cho muối tan hết.
Ngâm chân gà trong hỗn hợp đó khoảng 5 phút thì dùng bàn chải loại bỏ phần chân nấm, chỉ chà xát chân gà là nấm sẽ bong ra. Ngâm chân gà 3 ngày liên tục, mỗi ngày 1 lần.
Muối có tác dụng sát khuẩn hạn chế nấm lây lan, đồng thời giúp loại bỏ vỏ nấm dễ dàng hơn. Sau đó lau khô nước và bôi Ketomycine vào chân gà. Áp dụng liên tục từ 7 đến 10 ngày sẽ loại bỏ được nấm.
Cách 2: Sử dụng thuốc trị nấm chân gà chọi
Các sư kê thường cho gà uống Ketoconazole 200mg Celltrion khi bị nấm chân. Ngày đầu tiên anh em cho gà uống 1 viên và cách 2 ngày uống 1 lần. Chỉ nên cho gà uống đến viên thứ 2 thì dừng lại để tránh ảnh hưởng đến chiến kê của mình.
Cách này cần phải lưu ý theo dõi kỹ vì gà có thể bị sốc thuốc, sử dụng quá liều còn dẫn đến gà bị dư chất và biến dạng và không thể phát triển thêm. Tuy nhiên nếu áp dụng được phương pháp này có thể hỗ trợ gà chọi của anh em khỏi triệt để bệnh nấm chân gà.
Cách chăm sóc gà bị nấm chân
Bệnh nấm chân ở gà tuy không nguy hiểm như các bệnh khác, cách điều trị cũng đơn giản nhưng nếu không biết cách chăm sóc đúng cách thì tình trạng bệnh ở chân gà có thể nặng hơn, thậm chí lây lan cho những cá thể gà chọi khỏe mạnh khác.

Đảm bảo môi trường sống cho gà
Chỗ ở là điều quan trọng hàng đầu trong trường hợp gà bị nấm chân. Môi trường khô ráo, thoáng mát là điều kiện tốt để gà phát triển khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh. Anh em nên buộc vào chân gà một miếng đệm mềm hoặc vải thấm nước để hạn chế tiếp xúc với mặt đất, giúp tình trạng nấm chân nhanh chóng được cải thiện, giảm nhiễm trùng.
Đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng
Thức ăn cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của gà, vì vậy cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý, tránh để gà bị thiếu nguồn thức ăn khiến gà bị nấm chân nặng hơn, đau nhức hoặc đứt chân, gây hoại tử.
Tổng kết
Trên đây là thông tin và mẹo dân gian điều trị, chăm sóc khi bị nấm chân gà ở gà chọi. Việc chăm sóc gà phát triển tốt và loại bỏ những căn bệnh hỗ trợ cho các chiến kê có sức thi đấu đá gà tốt hơn, tăng tuổi thọ và giảm nguy cơ tuyệt chủng một số gen gà nòi thuần chủng.