Bệnh Marek ở gà xuất hiện từ những năm 1978, với nhiều tên gọi thông dụng như ung thư gà, bệnh teo chân gà,.. Khi gà mắc bệnh Marek có tỷ lệ chết cao và chưa có thuốc đặc trị. Người chăn nuôi cần có những biện pháp phòng tránh bệnh sớm nhất.
Bệnh Marek ở gà là gì?
Căn bệnh Marek ở gà do một nhóm virus nhóm Herpes gây nên, được các chuyên gia nghiên cứu sinh học xác định vào những năm 1980. Tính đến nay, người ta đã phân ra ba chủng chính gây bệnh cho gà, trong đó Serotype 1 là chủng có sức ảnh hưởng mạnh nhất vì chúng có độc lực cao nhất.
Tỷ lệ mắc bệnh này từ 10 – 60% tuy nhiên tỷ lệ tử vong có thể lên đến 100% nguy hiểm tương tự bệnh ILT trên gà. Nhóm vi khuẩn này có thể tồn tại trong phân gà đến 6 tháng, vì vậy cần lưu ý giữ gìn vệ sinh chuồng trại và có biện pháp phòng bệnh thích hợp.

Nguồn bệnh Marek ở gà đến từ đâu?
Nguồn lây bệnh ở gà xuất phát từ các virus và hình thành các cá thể vi khuẩn bên trong cơ thể gà. Chúng sẽ sinh sôi và ngày càng lớn mạnh nhờ ký sinh trong các bộ phận, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Đặc biệt là Marek có thể lan truyền xa trong không khí, sau khi nhiễm bệnh 14 ngày gà con đã lây bệnh cho nhau.
Bệnh lây từ gà ốm sáng gà khỏe qua nhiều đường, chủ yếu là lây qua không khí, nguồn thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, cơ sở ấp trứng có chứa mầm bệnh. Ngoài ra nguồn bệnh có thể ẩn chứng trong phân và các nang lông nếu như không vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Đặc biệt ở các trại gà nuôi gà tàu vàng lấy thịt thì cần lưu ý đây là căn bệnh gây tử vong rất cao cần đề phòng để tránh thiệt hại.
Dấu hiệu nhận biết gà bị bệnh Marek sớm nhất
Gà thường mắc bệnh khi đạt 6 tuần tuổi, thường phổ biến ở nhóm gà 8 – 24 tuần tuổi. Tính chất bệnh Marek lây lan khá nhanh, vì virus có thể lây lan qua nang lông và cả phân. Để nhận biết gà bị bệnh Marek, ta hoàn toàn có thể nhận biết qua biểu hiện bên ngoài.
Thể cấp tính
Thường xảy ra ở nhóm gà đạ 4-8 tuần tuổi, có thể sớm hơn. Tỷ lệ tử vong khoảng 60 – 70% và không xác định trước. Gà có thể chết đột ngột, thần kinh bị ảnh hưởng tuy nhiên không bộc lộ ra bên ngoài.
Thông thường, ở thể cấp tính gà thường có triệu chứng ủ rũ, gầy yếu trước khi chết. Chúng hay bỏ ăn, phân lỏng và tỷ lệ đẻ ở gà mái giảm mạnh. Một số khác sẽ có triệu chứng đi lại khó khăn, bị bại liệt hay sã cánh một bên do viêm dây thần kinh vận động.
Thể mãn tính
Chủ yếu xảy ra ở nhóm gà trưởng thành, từ 4- 8 tháng tuổi. Biểu hiện ở 2 thể là thần kinh và mắt là rõ nhất. Gà bệnh thể mãn tính trước bại liệt nhẹ rồi bại liệt hoàn toàn, không di chuyển được. Đuôi và cánh bị rũ xuống hoặc lệch sang một bên.
Gà bệnh chứa nhiều ổ dịch trong hốc mắt, dẫn đến viêm mắt. Gà tỏ ra mẫn cảm với nguồn sáng, hay chảy nước mắt và có biểu hiện viêm mắt nhẹ. Theo thời gian, mắt của chúng sẽ có mủ trắng đóng đầy, khả năng nhìn kém và viêm màng tiếp hợp dẫn đến viêm mắt nặng.

Bệnh tích
Gà bị bệnh Marek thường có tỷ lệ tử vong cao, gà nghi chết do bệnh thường có thân xác gầy mòn, một chân đưa về trước và chân còn lại đưa về sau. Đây là biểu hiện gà chết do ảnh hưởng từ các dây thần kinh khiến chúng bị bại liệt. Khi mổ ra sẽ có một vài bệnh tích như:
- Lỗ chân lông nở to và dày lên từng cục, da gà khá sần sùi.
- Các khối u to thấy ngay ở các bộ phận như gan, lá lách, thận, phổi, buồng trứng, dịch hoàn,…
- Khối u ở thể hạt làm mặt gan sần sùi, nhiều đốt to nhỏ không đồng đều màu trắng xám.
- Dây thần kinh ngoại vi có hiện tượng viêm, sưng to hơn 4 – 5 lần so với bình thường.
- Con ngươi biến dạng, một số ở mắt bị teo nhỏ.

Cẩm nang phòng bệnh Marek hiệu quả cho gà
Bệnh Marek ở gà đến nay chưa có thuốc đặc trị, do tính chất gây tử vong còn cao nên người chăn nuôi cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh hợp lý. Công tác phòng bệnh được chia làm 2 giai đoạn:
Khi chưa có dịch bệnh Marek
Thường thời gian này sẽ rơi vào khoảng chuẩn bị nuôi lứa gà mới hoặc gà đã tiêm xong vacxin. Có thể phòng bệnh bằng những biện pháp như:
- Sử dụng các biện pháp an toàn sinh học, làm giảm sự phơi nhiễm.
- Cùng nhập hoặc cùng xuất đồng thời các nhóm gà ra vào trại, không nên nuôi gối đầu.
- Quản lý người hoặc xe các đợt ra vào trại, sát trùng kỹ càng.
- Sát trùng chuồng trại 1 tuần/ lần.
- Cung cấp dinh dưỡng cho gà đầy đủ, giảm stress ở các giai đoạn như giao mùa hoặc vận chuyển gà.
- Tiêm phòng bệnh Marek ở gà ngay khi mới nở 1 ngày tuổi là tốt nhất.

Khi dịch đã bùng phát
Một khi dịch đã bùng phát, người nuôi nên báo với cơ quan thú y gia cầm để được hỗ trợ. Tuyệt đối không vứt xác chất vừa bãi hay bán chạy tránh làm bùng phát dịch bệnh. Tăng cường tiêu độc khử trùng chuồng nuôi. Không nhập gà mới về nuôi cùng khu gà đang bệnh.
Nên để trống chuồng trong 6 tháng trước khi đưa lứa mới vào để đảm bảo nguồn bệnh đã biến mất triệt để. Xử lý phân gà bệnh đúng kỹ thuật, không nên tận dụng làm phân ngay mà cần xịt khử trùng, ủ trong thời gian nhất định để triệt tiêu nguồn bệnh có trong phân.
Kết luận
Bệnh Marek ở gà là một căn bệnh nguy hiểm chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy người chăn nuôi cần nắm rõ tác hại và có biện pháp phòng ngừa hợp lý với trang trại của mình. Hy vọng những thông tin này đã giải đáp mọi thắc mắc của bạn về căn bệnh nguy hiểm này!