Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà được đánh giá là một loại bệnh nguy hiểm, chúng có thể gây ảnh hướng đến sự sống còn của cá thể gà trong đàn. Bệnh tác động xấu của bệnh sẽ làm cho hệ miễn dịch của gà giảm rất nhanh. Tham khảo một số thông tin dưới đây để có biện pháp điều trị hợp lý nhé!
Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà được dân gian gọi đơn giản là bệnh sốt rét. Căn bệnh này được lây truyền trung gian qua muỗi vằn, con đỉa,… Khi bị các loài này đốt, ký sinh sẽ đi vào cơ thể gà và phát triển trong hồng cầu. Bệnh này được các chuyên gia gia cầm đánh giá là bệnh nguy hiểm, giảm sự phát triển và sinh sản ở gà.
Ký sinh trùng gây bệnh ở gà này mang tên là Leucocytozoon thuộc trùng roi họ Haemosporidia, thuộc nhóm Protozoa cùng nhóm với bệnh đầu đen ở gà. Theo thống kê nghiên cứu thì hiện nay có khoảng 67 loài Leucocytozoon gây bệnh cho hơn 100 loài gia cầm bao gồm cả gà,thủy cầm và chim.

Biểu hiện khi gà bị nhiễm bệnh ký sinh trùng trong máu
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà chủ yếu xảy ra khi gà đạt 35 ngày tuổi trở lên, dễ nhận thấy nhận là những khu vực chuồng nuôi gần nguồn nước, vào mùa mưa. Các biểu hiện bệnh của gà chia ra hai thể như sau:
Thể cấp tính gà bị bệnh ký sinh trùng đường máu
Một số loại gà có biểu hiện ở thể cấp tính, thường có thời gian ủ bệnh từ 7 -12 ngày. Trong thời gian này chúng có biểu hiện rõ rệt như:
- Sốt cao trên 40 độ C, uống rất nhiều nước và tiêu chảy phân xanh
- Chiều tà và buổi tối có dấu hiệu run rẩy vì rét, đứng không vững và màu nhợt nhạt
- Miệng chảy nước nhờ, sụt cân nhanh chóng và đầu rúc vào cánh để sưởi ấm
- Sau 1 – 2 ngày có biểu hiện ho khò khè, khó thở, hay rụt cổ và tụ đàn chứ không đứng lẻ 1 mình
- Đối với số lượng đàn, chúng sẽ chết từng con một sau đó 4 – 5 ngày có hiện tượng chết hàng loạt
- Một số gà mái đẻ còn có triệu chứng như sản lượng giảm, chất lượng vỏ trứng mềm và dễ bể

Thể mãn tính của gà nhiễm bệnh
Thể mãn tính thường xảy ra hầu hết ở gà trưởng thành. Nếu tình trạng gà ở thể cấp tính không được điều trị dứt điểm sẽ có một số biểu hiện nghiêm trọng hơn.
- Sốt theo từng cơn, gà thường xuyên bỏ ăn hoặc ăn rất ít.
- Ở gà chọi sẽ có biểu hiện sụt cân đột ngột, phần đùi bị teo nhỏ lại.
- Gà bị tiêu chảy, phân loãng, mào thâm và rụng lông.
- Cường độ vận động ở gà giảm, một số gà nòi không bằng lòng huấn luyện bởi chủ mà chỉ đứng im một chỗ.
- Gà chết đột ngột, có thể là đang ăn sau đó lên cơn co giật và chết.

Gà bị bệnh ký sinh trùng trong máu có nguy hiểm không?
Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, khi đó thường có nhiều muỗi khiến tỷ lệ lây lan bệnh cao. Ký sinh trùng đi vào cơ thể sẽ ngày càng phát triển, làm cho các chú gà không thể nào sản sinh kháng sinh để chống lại mọi loại bệnh.
Vì vậy khi gà bị bệnh ký sinh trùng trong máu rất có thể bị nhiễm thêm một số loại bệnh đi kèm khác, gây suy giảm sức khỏe, không phát triển và thậm chí có thể khiến gà chết hàng loạt.
Người nuôi cần có những biện pháp điều trị đúng cách, việc này không chỉ giúp nuôi gà phát triển tốt nhất, còn đảm bảo không tốn quá nhiều chi phí nuôi gà và đảm bảo chất lượng.
Phương pháp điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà đúng kỹ thuật
Nhằm giúp gà khỏi bệnh dứt điểm và hạn chế tỷ lệ tái nhiễm, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện đủ các biện pháp sử dụng thuốc, phòng chống và chăm sóc gà sau bệnh một cách hợp lý.

Sử dụng thuốc đặc trị
Bệnh do ký sinh trùng đường máu ở gà nên dùng phác đồ điều trị như sau:
- Kết hợp cho uống 5 ngày Phar-K vimix hoặc Phar-K&C mix (1 gam /lít nước uống) để cầm máu sau đó cho uống Phartigum B (2 g/lít nước uống) để hạ sốt.
- Sau khi ngừng kháng sinh, tiếp tục cho uống 5 – 7 ngày Pharcalci-B12 (10 – 20ml/1 lít nước) để tăng lực, bổ máu.
Chăm sóc gà sau bệnh
Đảm bảo nhiệt độ ổn định cho gà trong quá trình phục hồi sau bệnh, người nuôi có thể đưa gà vào chuồng riêng có che chắn gió. Khử trùng chuồng nuôi và cắt cỏ cây xung quanh để môi trường thoáng khí, tránh muối.
Cho gà hoạt động hàng ngày bằng cách thả chúng vào buổi sáng, cho gà đi lại, tránh tình trạng ù lì và ngủ ngày.
Một số biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng máu ở gà đơn giản
Muốn hạn chế tình trạng gà nhiễm bệnh (không riêng gì bệnh ký sinh trùng trong máu mà còn cả những căn bệnh khác), anh em nên chú ý những vấn đề sau:
- Tiêm vacxin ngay khi đón gà về nuôi để giảm khả năng mắc bệnh
- Xây chuồng nuôi ở nơi thoáng mát, rộng rãi
- Đến mùa mưa nên úp các thùng chứa nước để tránh muối, đỉa sinh sản
- Bổ sung thuốc kháng sinh cho gà định kỳ để gà có sức đề kháng tốt
- Thường xuyên theo dõi gà, đặc biệt là gà chọi để có biện pháp điều trị sớm nhất.
Kết luận
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là một căn bệnh rất nguy hiểm, không chỉ làm gà chết nhanh chóng mà chúng còn tác động khiến gà khó phục hồi sau khi nhiễm bệnh. Vì vậy người nuôi cầu có những kỹ thuật chăm sóc đúng cách để đảm bảo gà phát triển khỏe mạnh, tránh được các bệnh tật. Theo dõi website chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức nuôi gà – đá gà hữu ích khác.