Bệnh khô chân ở gà là bệnh thường gặp ở gà, gà sẽ ủ rũ, mặt trắng nhợt, chân teo lại, lâu dần gà sẽ bị chết mòn. Bà con không chữa trị kịp thời loại bệnh này có thể lây lan đến cả đàn. Bà con theo dõi bài viết, chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến loại bệnh này!
Bệnh khô chân ở gà là gì?
Bà con chăn nuôi chưa biết nhiều đến bệnh khô chân ở gà không phải là bệnh mà đây là dấu hiệu của một bệnh phổ biến ở gà. Có rất nhiều bệnh ở gà dẫn đến bệnh khô chân ở gà như dịch tả gà Newcastle, thương hàn kiết lỵ, E.Coli, ORT, CRD,…
Vì vậy, khi bà con phát hiện gà bị khô chân chúng ta cần tìm hiểu, quan sát và căn cứ vào các dấu hiệu khác của gà mới biết chính xác bệnh mà chúng đang mắc phải.

Bệnh khô chân ở gà nguyên nhân do đâu?
Tùy vào mỗi giai đoạn khác nhau, nguyên nhân dẫn đến bệnh khô chân ở gà khác nhau. Chính vì vậy, dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh gà bị khô chân, cụ thể là:
Gà mới nở
Bệnh khô chân ở gà từ nhỏ tuy không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến bệnh khô chân ở gà con chủ yếu là do mật độ nuôi quá đông. Hơn nữa, nếu gà uống không đủ nước, thiếu chất dinh dưỡng hoặc bị cản trở bởi máng nước cũng không uống được cũng dẫn đến bệnh khô chân trên gà.

Gà trưởng thành
Khi gà trưởng thành, bệnh khô chân ở gà phổ biến và ngày càng nhiều gà mắc bệnh. Nếu bà con chăm sóc gà không tốt, điều kiện sống quá thiếu thốn thì gà rất hay mắc bệnh này.
Vì vậy, khi nuôi gà bà con cần chú ý đến các triệu chứng đi kèm nếu phát hiện gà bị khô chân như gà bỏ ăn, gà đi phân trắng, gà bỏ ăn hoặc gà bị xù lông. Ngoài ra, bà con cần chú ý bổ sung nước uống cho gà.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh khô chân ở gà
Bà con có thể dễ nhận biết khi gà bị bệnh khô chân, dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp một số dấu hiệu bệnh khô chân ở gà, bà con theo dõi kỹ để có cách điều trị:
Gà ủ rũ xù lông
Gà bị khô chân thường ít vận động, thường đứng yên một chỗ, nhắm mắt, biếng ăn và luôn trong trạng thái mệt mỏi, ủ rũ. Cùng với đó là tình trạng gà gầy sút do biếng ăn, lông dựng lên với tỷ lệ chết khoảng 5 – 30%.
Tuy nhiên các triệu chứng này cũng rất hay gặp khi gà bị hen, đại tiện ra máu, gà kêu ầm ĩ,…. Vì vậy bà con cần kết hợp quan sát kỹ hơn để có chẩn đoán chính xác.
Hai chân gà bị teo và co quắp
Biểu hiện đặc trưng của gà là chân gà khô, sau đó teo tóp dần lại, bà con phải chú ý quan sát đôi chân của gà. Phần chân này có thể bị hỏng luôn khi không được điều trị kịp thời.

Xệ cánh
Gà có biểu hiện teo lườn, xệ cánh, yếu và teo tóp dần dẫn đến gà khó vận động. Khi gà bị khô chân dẫn đến lườn bị teo lại kết hợp với triệu chứng xệ cánh ở gà.
Phương pháp điều trị bệnh khô chân ở gà
Khi bà con nắm được các nguyên nhân gây bệnh khô chân ở gà, tiếp đến bà con cần điều trị loại bệnh này dựa vào đối tượng khác nhau, giữa gà con và gà trưởng thành.
Điều trị khô chân ở gà con
Đối với gà nhỏ, mới nở thường mắc bệnh này do ấp với mật độ quá dày, gà không uống đủ nước. Do đó, bà con có thể dễ dàng xử lý nhanh chóng bằng cách giảm mật độ nuôi đúng kỹ thuật và tiêu chuẩn tùy theo từng tuần tuổi. Đừng quên xử lý lại máng uống để gà uống nước dễ dàng hơn.
Nếu gà bị thương hàn dẫn đến khô chân thì trước hết bà con chăn nuôi phải điều chỉnh nhiệt độ úm thích hợp, không để gà bị lạnh. Gà con bị lạnh sẽ đứng chung dưới ánh đèn và có biểu hiện túm tụm lại với nhau.
Vì vậy, mọi người nên hạ thấp bóng đèn. Lúc này khi thấy gà di chuyển đều trong chuồng và không túm tụm vào nhau là nhiệt độ úm thích hợp. Sau khi xử lý nhiệt độ trong chuồng gà ta có thể áp dụng phương pháp đưa ra như sau:
- Dùng chất điện giải hai loại Gluco-KC, super ADE và Multivit pha vào nước cho gà uống liên tục, bổ sung trong 10-15 ngày.
- Bên cạnh đó nên sử dụng các loại thuốc Ampicoli hoặc Neocolis hoặc Flox 30 trộn vào khẩu phần ăn hoặc cám công nghiệp trong 5-7 ngày.
- Dùng thêm men tiêu hóa, hỗ trợ vào thức ăn trộn vào thức ăn cho gà ăn liên tục 5-7 ngày.

Điều trị đối với gà trưởng thành
Đối với gà trưởng thành, sau khi bà con phát hiện đàn gà mắc bệnh khô chân, trước tiên người chăn nuôi nhanh chóng cách ly đàn gà có biểu hiện bệnh. Tiếp tục theo dõi và điều trị theo liệu trình sau:
- Vệ sinh, dọn dẹp, lấp đầy lại chuồng trại cũng như thay ổ mới cho gà.
- Những con khỏe mạnh, không có biểu hiện bệnh tật, được cho ăn uống đầy đủ, bổ sung kháng sinh Enroseptyl-L.A và điện giải. Điều này giúp gà tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
- Đối với gà bệnh, nên dùng Dizavit-plus 2g/lít liên tục 5 ngày đêm. Tiếp theo, bà con cần cho chúng uống thêm kháng sinh: Pharamox, Pharmequin, Ampicillin 1g/lít nước hoặc Pharcolivet 10g/2,5 lít nước. Các loại này cũng uống liên tục 5 ngày đêm để khống chế vi khuẩn bội nhiễm.
- Nếu bệnh có chiều hướng nặng hơn, uống thuốc mà vẫn không khỏi thì ta cần ghi lại đầy đủ các biểu hiện của bệnh. Sau đó đến cơ sở thú y gần nhất để hỏi rõ tình trạng và mua thuốc phù hợp.
Kết luận
Ở bài viết trên chúng tôi đã tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến bệnh khô chân ở gà. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bà con nắm rõ được cách điều trị loại bệnh này. Nên chú ý theo dõi gà và đưa ra cách điều trị gà hiệu quả để đàn gà được phát triển hiệu quả nhất.