Cách điều trị bệnh IB trên gà – Thuốc chữa bệnh IB thận gà

Bệnh IB trên gà là bệnh phổ biến nhất trong chăn nuôi gà, thường được gọi là bệnh viêm phế quản. Bệnh này ở gà tương đối nguy hiểm nếu không được phòng ngừa cũng như điều trị triệt để. Vậy hãy cùng tìm hiểu về cách phòng và trị bệnh IB trên gà nhé!

Bệnh IB trên gà là gì?

IB là viết tắt của từ: Infectious Bronchitis là bệnh hô hấp cấp tính phổ biến ở gà, do vi rút viêm phế quản truyền nhiễm gây ra. Virus này thuộc họ coronavirus và IBv là một loại coronavirus gamma truyền nhiễm tương đối lớn và phức tạp. Đồng thời, giai đoạn gà dưới 6 tuần tuổi là thời điểm gà dễ mắc bệnh này nhất.

Hàng năm, bệnh IB ở gà gây thiệt hại kinh tế tương đối lớn, tỷ lệ mắc bệnh có thể lên tới 50 – 100% và gây chết khoảng 30% số gà mắc bệnh.

Loại virus này tồn tại rất lâu trong phân và trong chuồng trại đến 4 tuần, hơn nữa virus còn có thể sống được 15 phút ở nhiệt độ 56 độ C và khoảng 90 phút ở nhiệt độ 45 độ C. Vì vậy, hiểu biết về bệnh IB trên gà là một trong những biện pháp giúp người chăn nuôi giảm thiểu rủi ro đáng kể.

Bệnh IB trên gà là gì?
Bệnh IB trên gà là gì?

Nguyên nhân gây bệnh IB trên gà

Dịch  IB ở gà là do Vi-rút viêm phế quản truyền nhiễm (IBV) gây ra. Đây là một loại vi-rút Corona Gamma ở gia cầm gây ra. Mặc dù vi-rút này  đã được tìm thấy ở nhiều loài gia cầm khác, nhưng gà có khả năng mắc bệnh cao nhất và có triệu chứng cận lâm sàng rõ ràng nhất. Loại virus này có mặt ở nhiều nước trên thế giới nên việc phòng chống bệnh IB ở gà là việc cấp thiết nhất hiện nay.

Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh IB ở gà là do gà bị nhiễm bệnh thải ra ngoài qua đường hô hấp và phân. Đồng thời có thể lây lan qua thiết bị chăn nuôi, ăn phải thức ăn và nước bị ô nhiễm, tiếp xúc với thiết bị và quần áo bị ô nhiễm.

Không chỉ vậy, đối với gà mắc bệnh do sức đề kháng yếu, bệnh IB ở gà xâm nhập trực tiếp vào thể trạng của gà. Đồng thời, thời gian ủ bệnh thường là 24 – 48 giờ, với đỉnh điểm virus tiết ra từ đường hô hấp kéo dài 3-5 ngày sau khi nhiễm bệnh.

Nguyên nhân khiến gà mắc bệnh IB
Nguyên nhân khiến gà mắc bệnh IB

Triệu chứng bệnh IB trên gà là gì?

Để nhận biết được gà mắc bệnh IB, bà con dựa vào một số triệu chứng sau để kịp thời phát hiện và ngăn chặn bệnh lây lan diện rộng:

Bệnh IB trên gà từ 3 tuần tuổi

Ở gà bố mẹ bị nhiễm bệnh hoặc được tiêm vắc xin IB, gà con nhận được miễn dịch từ mẹ chống lại bệnh khi được 2 tuần tuổi. Vì vậy, từ tuần tuổi thứ 3 trở đi, bệnh sẽ xuất hiện với các triệu chứng điển hình như:

  • Gà bị sổ mũi khò khè, ngửa cổ lên để thở.
  • Gà kém ăn, chậm lớn, xù lông.
  • Bệnh IB nếu ghép với Mycoplasma sẽ nặng và kéo dài. Virus xâm nhập vào thận sẽ gây viêm thận, phân trắng, mào xanh tím. Uống nhiều nước, sau đó nhả nhiều nước từ miệng xuống làm ướt nền chuồng. Urate (màu trắng) chiếm phần lớn trong phân. Thông thường sau 6-7 ngày gà kiệt sức và chết với tỷ lệ lên đến 15%.
  • Một số đàn có thể bị nhiễm thương hàn, E.coli nên bị tiêu chảy phân trắng, xanh và loãng.
  • Tỷ lệ trứng gà đẻ giảm 10-30% trong 3-4 tuần. Vỏ trứng mềm và nhăn nheo (do tác động kéo dài của virus gây viêm nhiễm).
Triệu chứng gà bị bệnh IB
Triệu chứng gà bị bệnh IB

Bệnh tích của bệnh IB trên gà như thế nào?

Sau 4-5 ngày phát bệnh, khi mổ ra sẽ thấy các vết bệnh sau:

  • Da đỏ sẫm, khô (do mất nước).
  • Thận to, có khi to gấp 3 lần bình thường. Trong các ống dẫn nhỏ dẫn đến hậu môn, urat trắng nhiều.
  • Trong ống khí quản và phế quản có dịch nhầy viêm. Nếu bệnh kéo dài có chất trắng như hạt đậu đóng thành cục dài trong phế quản cường giáp phổi.
  • Trên niêm mạc đường thở và phế quản viêm đỏ.
  • Có một số trường hợp thấy trên màng tim; Các xoang phúc mạc và dưới da chứa axit uric màu trắng.

Phương pháp phòng bệnh IB trên gà cực hiệu quả

Để phòng bệnh IB trên gà bà con chú ý làm theo một số cách sau:

Phòng bệnh bằng Vacxin

Sử dụng vắc xin để phòng bệnh bằng  phương pháp uống, nhỏ mắt, nhỏ mũi.

Quy trình phòng ngừa:

  • Lần 1: Lúc 1 ngày tuổi dùng phương pháp phun sương.
  • Lần 2: Lúc 7-10 ngày tuổi tiêm dưới da, hoặc nhỏ mắt, mũi hoặc uống.
  • Lần 3: Lúc 14 tuần tuổi (đối với gà mái tơ) tiêm dưới da.
Phòng bệnh IB ở gà như thế nào?
Phòng bệnh IB ở gà như thế nào?

Vệ sinh

Bà con cần chú ý vệ sinh chuồng trại, chất độn chuồng, vệ sinh kỹ các máng ăn, nước uống cho gà định kỳ. Và lưu ý không nên nhốt chung chuồng những gà khác lứa tuổi.

Cách điều trị bệnh IB trên gà

Sử dụng kháng sinh để điều trị các vi khuẩn trong đường hô hấp như Mycoplasma, bệnh Ecoli trên gà, Pasteurella, Staphylococcus,… Các kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn tốt như Tiamulin, Spiramycin, Tylosin, Lincomycin, Erythromycin, Chlortetracycline,… cũng có thể dùng được.

Phải tăng nhiệt độ sưởi ấm trong chuồng, đồng thời giảm lượng đạm động vật (bột cá) trong thức ăn. Cho nước điện giải (là dung dịch axit amin, đường và khoáng tổng hợp) vào nước cho gà uống liên tục 5-7 ngày. Mục đích làm giảm ure máu, tăng khả năng hồi phục của cơ thể.

Những hậu quả bệnh IB trên gà để lại

Bệnh IB trên gà có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản, đặc biệt gà mái sẽ giảm lượng trứng và chất lượng thịt

Bệnh IB trên gà chuyên thịt

Với gà thịt chủ yếu phải tăng trọng mới có thể thả được. Nếu để gà nhiễm IB thì người chăn nuôi sẽ bị thiệt hại nặng nề. Còn bà con để mắc các bệnh như E Coli hay bệnh ORT thì chắc chắn năng suất sẽ bị giảm sút. Tình trạng ép giá khi bán sẽ xảy ra.

Bệnh IB trên gà chuyên trứng

Ở gà đẻ trứng, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm cũng làm giảm sản lượng trứng. Đặc biệt, bệnh IB trên gà đẻ còn gây hậu quả nặng nề ở cơ quan sinh sản. Những tổn thương này để lại dấu vết vĩnh viễn sẽ ảnh hưởng đến sản lượng trứng ngay cả khi gà đã khỏi bệnh. Và có thể virus IB ẩn nấp trong trại giống và lây nhiễm sang thế hệ sau.

Kết luận

Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bà con phòng bệnh IB trên gà một cách hiệu quả nhất. Với một bệnh truyền nhiễm như IB, mọi người cần hết sức chú ý, đặc biệt là việc phòng chống dịch bệnh trong quá trình chăn nuôi.

Secured By miniOrange