Bệnh APV trên gà đã được phát hiện tại Nam Phi vào khoảng những năm 1970. Hiện tại dấu hiệu của nó tương đối giống có các chứng bệnh bình thường khác. Vậy nên người chăn nuôi cần lưu ý kỹ để phân biệt được đúng dạng bệnh, tìm ra phương thức điều trị hiệu quả nhất.
Bệnh APV là gì?
Bệnh APV trên gà còn được gọi với cái tên khác là Avian pneumovirus, hay là bệnh sưng phù đầu. Rõ ràng nhất là khi gà có biểu hiện đầu sưng phù lên ở các bộ phận mặt và mắt. Gà bị bệnh APV (viết tắt của Avian Pneumo Virus) thường có đặc điểm: mắt có bọt nước, chảy nước mắt, nghẹt mũi, khó thở, bại liệt.
Ngoài ra gà bệnh còn bị phù đầu và mặt khá giống loại bệnh Coryza. Bệnh với thời gian ủ tương đối nhanh khoảng 3 ngày. Gà nhiễm bệnh gần như không bộc lộ các triệu chứng ra bên ngoài nên sư kê rất khó phát hiện sớm.

Tại sao gà bị bệnh APV ?
Nguyên nhân chính khiến gà bị bệnh APV là do virus Avian Pneumo hình thành trong hệ thống hô hấp của gà đá. Điều kiện ủ bệnh càng cao sẽ làm cho bệnh xuất hiện. Một số yếu tố tạo ra mầm bệnh chính là:
- Hệ thống chuồng quá nhỏ hoặc có nhiều gà đá cùng ở chung chuồng nuôi diện tích nhỏ gây chật chội.
- Những khí độc có trong các phần thức ăn thừa, chất thải của gà không được dọn thường xuyên, tích tụ trong lớp lót chuồng.
- Vệ sinh chuồng trại qua loa, gây ẩm thấp, có mùi hôi mốc trở thành tác nhân cho bệnh xuất hiện.
- Gà đá từng bị nhiễm những bệnh như Coryza, ORT và ủ mầm bệnh còn sót lại trong cơ thể. Các vi khuẩn gặp điều kiện thích hợp phát triển thành bệnh.
Gà bị bệnh APV mang tỷ lệ lây lan rất cao, có thể lên tới 100%. Điều này làm giảm chất lượng gà đá, chúng có thể kém phát triển, dễ mắc các bệnh nguy hiểm khác.

Một số biểu hiện thường gặp khi gà bị bệnh APV
Đối với gà con mắc bệnh APV sẽ chậm phát triển. Còn với gà đá trưởng thành sẽ một số triệu chứng nhận biết gà bị bệnh APV như sau:
- Giảm ăn, ủ rũ, lông tơi tả.
- Mặt sưng, sưng mắt, mắt thường nhắm híp.
- Chảy nước mắt,mũi, mắt với bọt (biểu hiện đặc thù của gà bị bệnh APV).
- Gà há miệng thở nhanh, hay nghẹt thở, khò khè (viêm mũi, tắc mũi, nghẹt mũi).
- Gà yếu dần, rất dễ bị vẹo chân, liệt cổ.
- Gà đẻ thì tỉ lệ đẻ giảm 5-30%, vỏ trứng mỏng dính, nhạt màu, trứng bị méo mó.
- Đối có gà giống, tỉ lệ nở giảm 5-10%, chất lượng gen trội ở gà con giảm.
- Viêm mí mắt, dẫn đến đui mắt.
- Viêm tạo fibrin dưới da má, da đầu.
- Phổi và cuống họng có dịch nhầy nhưng ko xuất huyết.
- Buồng trứng bị phá hủy, các trứng non có trong cơ thể có thể vỡ.
So sánh bệnh APV và bệnh Coryza
Các triệu chứng khi gà bị APV rất giống một số bệnh liên quan đến đường hô hấp khác như Coryza, ILT , ORT hay Viêm truất phế quản lây nhiễm (IB). Nên thực tế nhiều anh em kê thủ khó chẩn đoán chính xác dẫn đến việc điều trị không hiệu quả.
Để chính xác nhất, anh em nên gửi gà đá đến các trung tâm chẩn đoán uy tín. Tuy nhiên vẫn có thể có cách xác định rằng gà đá có bị nhiễm APV theo vài tiêu chuẩn so sánh dưới đây.
Điểm giống nhau của bệnh APV và Coryza
Điểm giống nhau khá dễ thấy là cả 2 loại bệnh, gà đều sưng phù đầu, mặt và có dịch nhầy chảy ra từ mắt và mũi. Gà mái đẻ sẽ bị ảnh hưởng, buồng trứng bị phá hủy.
Điểm khác biệt của gà bị bệnh APV
Gà bị bệnh APV có biểu hiện viêm phổi, phần phổi bị hư tổn rất nặng tuy nhiên với bệnh Coryza thì phổi của gà đá không bị ảnh hưởng.
Khí quản ở gà bị Coryza thường bị xuất huyết nặng, chứa dịch nhầy nhưng ở bệnh APV chỉ có dịch nhầy.

Biện pháp xử lý đơn giản khi gà bị bệnh APV
Khó có thể nhận biết chính xác gà đá đang nhiễm bệnh APV hay Coryza bằng cách quan sát. Đầu tiên nếu gà đá có những dấu hiệu giảm ăn, mỏi mệt, ủ rũ, lông xác xơ, đầu, mặt và mắt sưng, chảy dãi mà điều trị theo hướng bệnh Coryza không khỏi → lúc đó có thể gà bị bệnh APV.
Khi đó ta nên tiến hành các bước như sau:
- Bước 1: Tách biệt những cá thể gà đá có biểu hiện ủ rũ, mệt mỏi ra khu vực riêng để tiện chăm sóc. Cách cách xa chuồng chính càng tốt.
- Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chăn nuôi trong trại như máng ăn, máng nước, đèn trùm. Phun sát trùng ổ lót, toàn bộ khu vực trong và bao quanh chuồng nuôi
- Bước 3: Điều trị theo triệu chứng – tức là dựa vào vào những bệnh đang phát tại thời điểm đó gây ra các triệu chứng gì, sau đó chọn thuốc phù hợp.
Ví dụ: Gà sốt → uống thuốc kháng sinh hạ sốt. Gà đi ngoài bị tả thì phải bổ sung thêm điện giải và bù nước để tránh mất nước đồng thời dùng những thuốc cầm tiêu chảy.
- Bước 4: Dùng thuốc kháng sinh để tiêm cho các con gà đá bên ô cách ly và trộn (hoặc pha) kháng sinh bột vào trong thức ăn (nước uống) cho toàn bộ gà đá.
Lưu ý chăm sóc cẩn thận, ko để gà bị lạnh, đói, khát. Thường thì sau xử lý bệnh theo 5 bước trên khoảng 10-12 ngày thì toàn bộ gà đá đang bệnh sẽ bình phục khỏe khoắn trở lại.
Tổng kết
Những thông tin trên được dagatructiepthomo cung cấp đã chỉ ra những thông tin đáng chú ý nhất về bệnh APV, và cách phân biệt với bệnh Coryza. Qua đó, khi gà bị bệnh APV, người nuôi sẽ tìm ra được biện pháp xử lý kịp thời và ngăn chặn mầm bệnh về sau.